Người nuôi cá hồi ở Sa Pa khốn khổ vì không có nơi tiêu thụ

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách du lịch lên Sa Pa sụt giảm mạnh, hoạt động của các nhà hàng, khách sạn khó khăn khiến cho các trang trại nuôi cá hồi Sa Pa cũng lâm vào cảnh lao đao bởi không có nơi tiêu thụ.

nuôi cá hồi
Cá hồi nuôi ở Sa Pa đã đủ trọng lượng xuất bán vẫn chưa có thương lái đến mua.

Khu vực xã Bản Khoang và Tả Giàng Phìn cũ - nay là xã Ngũ Chỉ Sơn được coi là “thủ phủ” nuôi cá hồi của Sa Pa. Tại đây có hàng chục cơ sở nuôi cá hồi của các doanh nghiệp, HTX và người dân địa phương.

Nuôi cá hồi phải đầu tư lớn nhưng bù lại nếu thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá cả ổn định, người dân sẽ thu được lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ cá hồi ảm đạm khiến nông dân lao đao.

Cách đây nửa tháng, trang trại cá hồi của gia đình anh Chảo Duần Tá, thôn Cán Hồ B vừa xuất bán được 1 tấn cá hồi với giá 180.000 đồng/kg, đây là mức giá khá thấp nếu so với mức trung bình từ 240.000 - 250.000 đồng/kg. Nhưng anh Tá không thể ngờ đến thời điểm này giá cá tiếp tục xuống và đáng lo hơn là không có thương lái đến hỏi mua. Hiện trang trại của anh đang tồn hơn 1 tấn cá thương phẩm.

Cũng tại thôn Cán Hồ B, anh Hạng A Phình như ngồi trên đống lửa với khoản vay ngân hàng hơn 300 triệu đồng đã đến kỳ phải trả nợ. Anh dự tính sau khi bán lứa cá hồi sẽ trả hết nợ, đồng thời có vốn để tái đầu tư, nhưng cũng như nhiều trang trại nuôi cá hồi khác, hiện đàn cá của gia đình anh Phình đã đủ trọng lượng xuất bán vẫn phải nằm chờ trong bể.

Anh Phình cho biết, với giá hồi hiện tại là 170.000 đồng/kg, nếu xuất bán thì chưa đủ thu hồi được tiền thức ăn đã đổ vào đây, nhưng càng giữ lại thì càng lỗ. “Bây giờ có khách mua lẻ mình cũng phải bán, hy vọng thu được đồng nào hay đồng nấy”


Khu vực nuôi cá hồi của người dân thôn Kim Ngan, xã Ngũ Chỉ Sơn (tức là xã Bản Khoang và xã Tả Giàng Phìn cũ), TX Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Tại thôn Kim Ngan nơi tập trung nhiều cơ sở nuôi cá hồi của người dân nhất xã Bản Khoang cũ, các trang trại nuôi cá hồi cũng đang tồn trung bình 1- 2 tấn cá thương phẩm, cá biệt có trang tại tồn đến 5 tấn cá hồi.

Tháng 3 năm trước, anh Chảo Duần Vầy đầu tư hơn 200 triệu đồng chung vốn xây dựng bể nuôi cá hồi với hy vọng nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, đúng thời điểm chuẩn bị xuất bán thì giá cá hồi giảm mạnh. Do thôn Kim Ngan nằm cách xa trung tâm xã, giao thông khó khăn nên thương lái chỉ mua cá hồi với giá 150.000 đồng/kg.

Anh Vầy cho biết hiện trang trại đang tồn gần 2 tấn cá hồi thương phẩm, trung bình mỗi ngày vẫn phải tiêu tốn hơn 1 triệu đồng tiền thức ăn, để giảm bớt chi phí, anh Vầy phải giảm khối lượng thức ăn cho cá hồi cốt để cầm cự chờ có thương lái hỏi mua.

Theo thống kê của UBND xã Ngũ Chỉ Sơn, hiện trên địa bàn xã có khoảng 70 cơ sở nuôi cá nước lạnh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tập trung tại các thôn Cán Hồ B, Phìn Hồ, Kim Ngan...

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà hàng, khách sạn tại Sa Pa vắng khách nên lượng cá hồi tiêu thụ giảm mạnh. Theo chính quyền địa phương, các trang trại nuôi cá hồi gặp khó khăn nhất chủ yếu là cơ sở nhỏ lẻ của người dân do thiếu đầu mối liên kết tiêu thụ và phải phụ thuộc vào thương lái.

Ông Hạng A Sang, Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn cho biết, hiện chưa có thống kê các trang trại nuôi cá hồi trên địa bàn đang tồn bao nhiêu tấn cá thương phẩm, nhưng chắc chắn ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 này sẽ khiến kinh tế của nhiều nông dân nuôi cá hồi gặp khó khăn.

Nhiều năm qua, các cơ sở nuôi cá nước lạnh Sa Pa phần lớn phục vụ nhu cầu khách du lịch, giá bán cũng tương đối cao nên thị trường bình dân khó tiếp cận. Tuy nhiên, trong bồi cảnh hiện nay, giá đã xuống thấp, với thương hiệu đã được xây dựng nếu có kênh tiêu thụ tại các đô thị trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận có thể giải quyết phần nào khó khăn cho người dân.

Dân Việt
Đăng ngày 19/03/2020
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 23:32 02/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 23:32 02/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 23:32 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 23:32 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 23:32 02/10/2024
Some text some message..