Người nuôi tôm Cồn Phụng thay da đổi thịt nhờ có điện

Cồn Phụng là một trong 10 ấp của xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh nằm dọc theo nhánh sông Cổ Chiên, ấp Cồn phụng được thành lập mới vào năm 2010, do điều kiện đặc thù tách biệt đất liền nên đời sống người dân rất khó khăn khi không có điện lưới.

Người nuôi tôm Cồn Phụng thay da đổi thịt nhờ có điện
Lưới điện 3 trung hạ áp 3 pha được kéo trải dài khắp cánh đồng của ấp Cồn Phụng, để phục vụ nuôi trồng thủy sản của người dân.

Máy nổ phát điện cũng không đáp ứng được nhu cầu của người dân tại đây, nhất là nhu cầu nuôi trồng thủy sản. Công trình này đưa vào sử dụng sẽ giải quyết nhu cầu điện sinh hoạt, sản xuất cho khoảng 190 hộ dân sinh sống trên “ốc đảo” Cồn Phụng.

Hôm qua ngày 29/11 Công ty Điện lực Trà Vinh tổ chức đóng điện đưa vào vận hành công trình cấp điện Cồn Phụng, xã Long Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. 

Công trình này có khối lượng đường dây trung áp 3 pha 22kV trên không dài 6,346 km, đường dây trung áp 3 pha 22 kV ngầm (vượt sông) dài 0,487 km, đường dây hạ áp 3 pha trên không 14,368 km, xây dựng 7 trạm biến áp 1.050kVA và lắp đặt công tơ treo trụ cho 136 hộ dân, Tổng vốn đầu tư hơn 14,6 tỷ đồng. 

Ông Huỳnh Chí Hải, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Trà Vinh cho biết, trước khi đóng điện, ngành điện đã tuyên truyền sử dụng an toàn điện cho người, khuyến cáo người dân không được leo trèo, ném các vật lạ lên đường dây, nhằm đảm bảo an toàn cho lưới điện vận hành.

Ông cho biết để phục vụ cấp điện kịp thời cho bà con “ốc đảo”, Công ty chỉ đạo Điện lực Châu Thành tập trung nhân lực trước mắt giải quyết cấp điện kịp thời không quá 07 ngày cho 136 hộ dân theo dự án, số còn lại phát sinh tiếp tục giải quyết sớm chậm nhất không quá 10 ngày, cấp điện kịp thời cho người dân sử dụng và canh tác nuôi trồng thủy sản.

Không diễn tả được cảm xúc lúc này như thế nào vì quá hạnh phúc và vui mừng, ông Dương Văn Diệp ngập ngừng chia sẻ: Ông kể, suốt bao năm sống cảnh sông nước “bồng bềnh” ở “ốc đảo” và đời mình đã suốt mấy chục năm sống ở đây mà có hết nghèo đâu, bởi thiếu điện nên không có điều kiện mở rộng sản xuất được, với 8 ha đất canh tác lúa xem canh nuôi tôm càng xanh thả lan, nhưng quanh năm thu nhập chỉ đủ ăn. Có điện rồi, bà con phấn khởi lắm và người dân chúng tôi có thêm cơ hội mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.


Công nhân Điện lực Châu Thành lắp đặt công tơ cho các hộ dân ấp Cồn Phụng.

Dọc theo tuyến đường dây tôi đến hộ ông Nguyễn Việt Hùng là 01 trong 08 hộ dân nuôi tôm công nghiệp có sử dụng máy phát điện Diesel, với 3 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (tôm thẻ) ông chia sẻ: Tôi sinh ra lớn lên trên mảnh đất này và nhiều năm canh tác con tôm, nhưng vẫn chưa vươn lên làm giàu được, phần do chi phí đầu vào (nhiên liệu dầu) quá cao, theo tính toán điện lưới về mỗi tháng gia đình tiết kiệm được 40% chi phí sử dụng điện so với sử dụng nhiên liệu dầu, bình quân mỗi tháng 25 triệu đồng và khoảng 300 triệu đồng/năm.

Có mặt ở Cồn Phụng, chúng tôi bắt gặp những nụ cười, ánh mắt vui mừng khôn xiết của người dân khi nguồn sáng điện về. Họ tin rằng “ốc đảo” rồi sẽ thay da đổi thịt và một ngày mới đang về trên “ốc đảo” Cồn Phụng. Hy vọng nguồn điện lưới sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế “ốc đảo”, đánh thức tiềm năng lớn về nghề nuôi trồng thủy sản trong tương lai sắp tới.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Ban nhân dân ấp Cồn Phụng chia sẻ: Toàn ấp có 08 hộ nuôi tôm công nghiệp và hơn 96 hộ trồng lúa 01 vụ xen với nuôi trồng thủy sản xen canh trên cánh đồng, với 300 ha đất nông nghiệp, nhưng cuộc sống người dân “ốc đảo” vẫn còn khó khăn. Điện lưới về qua tìm hiểu được biết có đến 95% hộ nông dân sẽ chuyển đổi sang nuôi tôm công nghiệp và hy vọng điện sẽ giúp người dân “ốc đảo” chuyển mình, vươn lên làm giàu trên mảnh đất này.

VOV
Đăng ngày 30/11/2018
CTV Huy Hoàng
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:56 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:56 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:56 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:56 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:56 08/11/2024
Some text some message..