Nguồn Carbohydrate khác nhau ảnh hưởng thế nào đến tôm thẻ chân trắng?

Các nguồn carbon hữu cơ khác nhau sử dụng trong hệ thống biofloc tác động thế nào kích thích tăng trưởng và tăng cường miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng.

Carbohydrate
Dùng nguồn Carbohydrate khác nhau ảnh hưởng sẽ có tác động khác biệt lên tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng được di nhập vào Việt Nam từ 2001, bắt đầu mở rộng diện tích nuôi từ năm 2004 và diện tích và sản lượng ngày càng gia tăng qua các năm. Theo tổng cục thủy sản tính đến tháng 8 năm 2019 diện tích thả nuôi tôm chân trắng là 88.941 ha và sản lượng thu hoạc tôm chân trắng 282.828 tấn cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình dịch bệnh điển hình như bệnh đốm trắng đỏ thân, phân trắng, EMS gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Do đó, ứng dụng công nghệ biofloc để cải thiện chất lượng nước và khống chế dịch bệnh là một biện pháp khả quan và áp dụng thành công đầu tiên tại Ninh Thuận, năm 2012.

Công nghệ biofloc là kết quả của quá trình thử nghiệm và phát triển hệ thống ao nuôi được sục khí và khuấy đảo thường xuyên, không hoặc hạn chế thay nước. Cơ sở hình thành hệ thống này chính là các hạt floc. Hạt floc là khối kết dính của các loại vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh, các mảnh vỡ của các phân tử hữu cơ và một số sinh vật khác. Vấn đề mấu chốt trong công nghệ biofloc là tạo điều kiện tối ưu để vi sinh vật dị dưỡng có lợi phát triển, hấp thụ amonium, tạo sinh khối làm thức ăn cho vật nuôi. 

Vi sinh vật dị dưỡng sử dụng carbon hữu cơ được bổ sung và nguồn nitơ thải ra từ thức ăn để tổng hợp nên protein. Nếu bổ sung C với tỉ lệ thích hợp sẽ tăng cường quá trình chuyển hóa nitơ vô cơ thành protein trong sinh khối vi sinh vật. Carbon hữu cơ thường được bổ sung thông qua các carbohydrate như: tinh bột, rỉ đường, cám gạo, glycerol... Tuy nhiên, việc mở rộng nghiên cứu về việc sử dụng các nguồn carbohydrate rẻ tiền khác như: bột ngô, bột gạo, bột mì, bột đậu xanh, bột kê... chưa được nghiên cứu nhiều. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của các nguồn carbohydrate khác nhau đến chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng và điều hòa miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương và tìm ra chất thay thế cho mật rỉ trong hệ thống biofloc. 

Nghiên cứu ứng dụng nguồn Carbohydrate khác nhau trong hệ thống biofloc

Thí nghiệm bao gồm 8 nghiệm thức với các nguồn carbon khác nhau, C1 (bột maida hay còn gọi là bột mì trắng), C2 (bột mì), C3 (bột đậu xanh), C4 (bột kê), C5 (bột gạo), C6 (bột ngô), C7 (mật rỉ), C8 (bột ngũ cốc) và C0 đối chứng không được bổ sung đã . Cá con tôm có trọng lượng trung bình 1 g được thả với tốc độ 300 nos / m 3. 

Kết quả

Tôm được nuôi trong các phương pháp bổ sung bột kê, rỉ mật và bột ngũ cốc có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh cao hơn so với đối chứng và các phương pháp điều trị khác. 

Thông số miễn dịch như tổng hemocyte count (THC) và prophenoloxidase (ProPO) cao hơn đáng kể (P <0,05) so với các nhóm bổ sung nguồn cacbon khác.

Các nghiệm thức bổ sung nguồn cacbon đều tăng cường hoạt động proPO và hoạt động chống oxy hóa (SOD, MnSOD, CAT) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.

Qua nghiên cứu thấy được có thể sử dụng bột kê và bột ngũ cốc để thay thế hiệu quả mật rỉ như nguồn carbohydrate cho hệ thống biofloc vừa cải thiện chất lượng nước vừa kích thích tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống và tăng cường miễn dịch, đồng thời giảm thiểu chi phí trong quá trình nuôi. Đồng thời ứng dụng vào kiểm soát và quản lí dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm hiện nay.

Theo A.Panigrahi và cộng sự.

Đăng ngày 06/12/2019
NHƯ HUỲNH Lược dịch
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 14:18 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 14:18 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 14:18 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 14:18 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 14:18 07/10/2024
Some text some message..