Nguồn carbon nào lý tưởng trong nuôi tôm?

Một thử nghiệm gần đây cho thấy rằng lựa chọn bột mì thay vì mật đường làm nguồn carbon dùng trong hệ thống Biofloc nuôi tôm có thể gia tăng hiệu suất về sự tăng trưởng và tỷ lệ sống cho tôm nuôi.

Tôm thẻ
Tôm thẻ chân trắng. Ảnh: picdn.net

Sơ lược về Biofloc 

Công nghệ Biofloc (BFT) được coi là một trong những công nghệ sinh học mới mang tính đột phá trong nuôi trồng thủy sản, hoạt động dựa trên nguyên lý kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng bằng cách bổ sung nguồn carbon như mật đường, đường cát nhằm cân đối tỷ lệ C:N (tỷ lệ Carbon:Nito) trong ao nuôi. 

Các hạt floc được hình thành, là tập hợp một khối các chất hữu cơ lơ lửng trong nước như các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, thức ăn dư thừa, xác vi sinh vật, vi khuẩn và kể cả động vật không xương sống. 

Tôm được nuôi trong các hệ thống Biofloc với các nguồn carbon khác nhau. Nguồn carbon có vai trò quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến mật độ vi sinh vật có lợi giúp giảm nồng độ khí độc trong ao và cải thiện sự đa dạng của cộng đồng các vi khuẩn. 

Tôm thẻ được nuôi trong BioflocTôm thẻ chân trắng được nuôi trong hệ thống Biofloc. Ảnh: thefishsite.com

Về nghiên cứu 

Nghiên cứu mới nổi từ Đại học ở Suez đã kết luận rằng sử dụng bột mì làm nguồn carbon trong hệ thống BFT cho tôm thẻ chân trắng khả năng cải thiện các thông số sản xuất như sử dụng thức ăn, tỷ lệ sống, thành phần vi sinh vật trong môi trường nuôi và hiệu suất tăng trưởng. 

Trong hệ thống BFT, bổ sung nguồn carbon cho phép vi khuẩn dị dưỡng sinh sôi và cân bằng nồng độ Nitơ trong nước, cho phép người nuôi duy trì các thông số đảm bảo tốt về chất lượng nước mà không cần thay nước. Bao gồm các nguồn carbon có thể làm tăng sản lượng tôm bằng cách cân bằng quần thể vi khuẩn trong hệ thống. Việc này cũng có thể nâng cao chất lượng tôm một cách đáng kể hơn vào cuối chu kỳ sản xuất. 

Các nguồn carbon khác nhau đã được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật trong biofloc, gồm có mật đường (là một loại chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh, với thành phần chính chủ yếu là sucroze), glycerol (một hợp chất hữu cơ, được sử dụng rộng rãi trong các công thức dược phẩm) và glucose (đường). Các nhà nghiên cứu cho rằng, sử dụng các nguồn carbon hữu cơ sẽ thúc đẩy sự phát triển của các cộng đồng vi khuẩn dị dưỡng có lợi. 

Mặc dù, BFT có thể mang lại hiệu quả về mặt sản xuất và môi trường, nhưng việc duy trì lượng vi khuẩn trong hệ thống nuôi vẫn là một thách thức. Nếu không được quản lý và theo dõi nghiêm ngặt, lượng vi khuẩn có thể vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép và gây tổn hại cho tôm nuôi. 

Hệ thống sản xuất nuôi tômHệ thống sản xuất Biofloc cho phép người nuôi tôm nuôi tôm với lượng thức ăn và nước đầu vào tối thiểu. Ảnh: thefishsite.com

Mục đích cuộc nghiên cứu muốn xác định nguồn carbon nào sẽ hoạt động tốt hơn trong hệ thống biofloc nuôi tôm và sự tác động của chúng đối với chất lượng nước, năng suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn, thành phần floc, cộng đồng vi sinh vật xung quanh,... 

Kết quả thí nghiệm 

Phân tích chất lượng nước chỉ ra rằng, sử dụng bột mì có thể làm tăng nồng độ oxy hòa tan cao hơn. Hiệu suất tăng trưởng, chỉ số cân nặng cuối cùng, chỉ số tăng cân, tăng cân trung bình hàng ngày, tăng cân hàng tuần và tốc độ tăng trưởng cụ thể được ghi nhận lần lượt là 12,37 g, 12,34 g, 0,096 g mỗi ngày, 0,68 và 4,70%, là kết quả sử dụng nguồn carbon là bột mì, cao hơn đáng kể so với mật đường. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng bột mì có khả năng nâng cao tỷ lệ sống, gia tăng sinh khối (71,16 kg) và tỷ lệ phần trăm tăng sinh khối (395.337) ở tôm. 

Bên cạnh đó, sử dụng bột mì đã cải thiện việc sử dụng thức ăn, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thấp hơn và có sự gia tăng về tỷ lệ hiệu quả protein. Khi đề cập đến các thông số vi khuẩn trong hệ thống nuôi, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng tổng số vi khuẩn dị dưỡng giữa các thử nghiệm về bột mì và mật đường đều giống nhau, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm. Dựa trên những kết quả này, các nhà nghiên cứu kết luận rằng bột mì là một nguồn carbon lý tưởng trong hệ thống nuôi tôm Biofloc. 

Đăng ngày 12/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:00 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 09:51 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 10:48 08/10/2024

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 10:17 02/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 09:04 14/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 09:04 14/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 09:04 14/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 09:04 14/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 09:04 14/10/2024
Some text some message..