Nguồn kẽm quý giá từ đại dương cho phái mạnh

Hàu thuộc vào nhóm hải sản ngon, loài nhuyễn thể nhỏ bé này thuộc họ hàng nhà nghêu sò, tuy nhỏ nhưng có “võ”.

Hàu
Hàu chứa nguồn kẽm dồi dào cho sức khỏe nam giới.

Hàu là động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ thường sống ở bờ biển, các ghềnh đá, sống bám vào các rạn đá, móng cầu ăn lọc các sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển. Kích cỡ Hàu tương đối lớn hơn các loài nghêu và sò nhỏ. Tuy nhiên người ta cũng tìm thấy con có thể nặng tới 12,5kg. Hàu có khả năng lọc sinh học tuyệt vời, xử lý làm sạch cặn bã, hạn chế ô nhiễm môi trường. Hàu phân bố rộng trên toàn thế giới, nhưng đa số tập trung ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng thủy vực có độ mặn từ 5-35‰.

Khi còn ở giai đoạn ấu trùng, hàu bơi lội nhờ vào hoạt động của vành tiêm mao. Đến giai đoạn trưởng thành, hàu sống cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của chúng. Một điều thú vị là hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp nhờ vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang theo thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào các tiêm mao trên bề mặt mang hàu nhờ vào dịch nhờn tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích cỡ nhỏ sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên, sau đó chuyển dần về phía miệng. Còn các hạt thức ăn quá lớn, tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước cuốn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù Hàu bắt mồi thụ động nhưng với cách bắt mồi này chúng có thể chọn lọc theo kích thước của hạt thức ăn.

Hàu cũng có hiện tượng biến tính (thay đổi giới tính). Hàu có thể mang tính đực, tính cái hoặc lưỡng tính. Hàu có khả năng tự bảo vệ nhờ vỏ của chúng, khi gặp kẻ thù chúng sẽ khép vỏ lại. Ngoài ra hàu cũng có thể chống lại các dị vật, khi dị vật rơi vào cơ thể, màng áo sẽ tiết ra chất xà cừ bao lấy dị vật. Hàu là động vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học trong một chuỗi hệ sinh thái của đại dương, chúng được xem là một “sinh vật sản xuất”, sẽ cung cấp một nguồn thức ăn dồi dào cho nhóm “sinh vật tiêu thụ”, dễ hiểu hơn thì hàu chính là “vật làm mồi” để duy trì sự cân bằng sinh học trong tự nhiên.


Hàu vừa là món ăn vừa là vị thuốc từ xa xưa.

Từ thời vua chúa thời xưa, trong y học cổ truyền đã biết tới hàu là một loại thịt có tính ngọt, mát, có tác dụng bổ thận, tráng dương và tư âm dưỡng huyết. Có thể trị chứng mất ngủ, người nóng, khô khát, hoa mắt, chóng mặt, phụ nữ rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh thiếu sữa, thiếu máu, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn. Còn theo các nghiên cứu khoa học, hàu chứa nhiều loại vitamin và các hợp chất hữu cơ: kẽm, protein, sắt, đồng, selenium, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B12, vitamin C, phốt pho, kali, các axít béo omega-3, các chất kháng oxy hóa, cholesterol tốt. 

Ăn Hàu từ xưa đã được chứng minh là cải thiện đời sống tình dục cũng như sức khỏe của nam giới. Trong Hàu có kẽm là một nhân tố vàng, các nghiên cứu cho thấy một nam thanh niên trưởng thành phải cần đến 25-30mg kẽm/ngày. Kẽm sẽ kích thích quá trình sản xuất testosterone trong cơ thể. Nhưng kẽm lại là chất rất hay bị thiếu hụt trong cơ thể các quý ông. Nếu thiếu kẽm, lượng tinh trùng mất đi đến 40-50%, và đó là nguyên nhân gây bệnh liệt dương, vô sinh ở phái mạnh.

Người sành ăn thì hàu thuộc vào hàng đặc sản. Hàu sống chấm mù tạt xuất hiện hầu hết trong thực đơn của các nhà hàng. Tuy nhiên có nhiều cảnh báo hàu sống có nhiễm nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh. Còn nếu cảm lạnh mà ăn được một tô cháo hàu nóng hổi thì chắc hẳn sẽ khỏi bệnh ngay mà không cần than thuốc chi hết. Ngoài ra hàu còn chế biến thành hàng trăm món ăn khác nhau mà món nào cũng ngon, cũng bổ và tùy thuộc vào mỗi vùng miền khác nhau. Chẳng hạn như hàu nướng, hàu hấp xả, súp hàu,...

Người ta nuôi hàu ở cửa sông, ven biển. Có nơi nuôi bằng cọc, bằng sào, bằng đá, bằng giàn hay bằng lốp cao su. Tuy nhiên, mỗi nơi nuôi, phương pháp mỗi khác. Ở Việt Nam hiện nay, những vùng nuôi hàu phổ biến là Bến Tre, Vũng Tàu, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và vùng Cần Giờ-TP HCM. Nghề nuôi Hàu phát triển không những giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, mà còn giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng ngư dân ven biển, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Đăng ngày 10/04/2020
Hà Tử
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 05:31 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 05:31 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 05:31 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 05:31 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 05:31 24/04/2024