Nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, lỗi do ai?

Tỉnh Cà Mau có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản cả về khai thác, nuôi và chế biến. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác của tỉnh phát triển. Thuận lợi là vậy, thế nhưng, vấn đề bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ trong nhiều năm qua bộc lộ nhiều bất cập, chưa giải quyết triệt để. Khu vực bãi bồi vẫn nóng tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép.

Nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, lỗi do ai?
Nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt, lỗi do ai?

Các tàu đánh bắt vi phạm quy định về vùng khai thác, mắt lưới, khai thác theo kiểu tận diệt vẫn diễn ra mặc cho ngành chức năng tăng cường biện pháp tuyên truyền, xử phạt… Nguyên nhân được đưa ra phần lớn là do ý thức người dân. Thế nhưng, thực tế có phải hoàn toàn là lỗi của họ?

Bi ai vùng bãi

Khu vực bãi bồi bấy lâu được coi là “bãi đẻ” của nhiều loài hải sản, đã được tỉnh quy hoạch là nơi cần được quản lý, bảo vệ, đầu tư và phát triển bền vững nhằm tái tạo nguồn lợi từ biển. Thế nhưng, đây cũng là nguồn thu nhập của phần lớn người dân khu vực bãi bồi bởi hầu hết họ đều nghèo, không nghề nghiệp và chủ yếu sống bằng nghề “mò cua bắt ốc”.

Các hợp tác xã (HTX) được thành lập với mục đích tạo công ăn việc làm cho người dân, thông qua đó khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá trên, thế nhưng, những HTX trên bị giải tán rồi hợp nhất mà cho đến nay hoạt động vẫn không hiệu quả. Tình trạng hàng ngàn người, cả dân địa phương và nơi khác kéo về, khai thác trái phép nghêu giống, sò huyết… mỗi khi đến mùa vẫn diễn ra.

Chuyện cũ nhưng... mới

Vừa qua, các đối tượng liên quan đến vụ trộm cắp sò huyết trong khu vực mà Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Lộc thả nuôi tại khu vực bãi bồi, thuộc xã Lâm Hải, huyện Năm Căn xảy ra vào tháng 7/2016, bị cấm rời khỏi nơi cư trú, 9 người bị truy tố về hành vi trộm cắp tài sản. Điều đáng nói họ đều là dân nghèo, sống quanh khu vực bãi bồi nhưng không được khai thác nguồn lợi từ biển mà trước nay là nguồn sống của họ. Bởi khu vực này đã được Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau giao khoán cho các tổ chức, cá nhân mở rộng khu nuôi sò huyết thực nghiệm 400 ha.

Ông Huỳnh Văn Ba, bị can trong vụ án trên, buồn rầu: “Nghèo, gia đình nheo nhóc, không mò cua bắt ốc thì làm gì ăn bây giờ? Trước bãi bồi rộng lớn không có ai nuôi gì thì vào đó bắt, bây giờ họ bao ví thả nuôi hết nên muốn ra biển kiếm con cá, con cua cũng khó khăn lắm. Cả đời dù nghèo nhưng cũng cố lấy sức ra kiếm cái ăn, nhưng chỉ vì túng quẫn mà làm bậy để giờ mang tiếng xấu với bà con lối xóm”.Bà Trương Thị Mai, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, cho biết: “Dân ở đây toàn nghèo, kiếm sống hằng ngày bằng việc mò cua, bắt ốc khu vực bãi bồi chứ có nghề nghiệp gì đâu. Đợt đó túng quá họ làm liều, sau đó người trốn đi xứ khác, người bị tịch thu phương tiện, nợ nần chồng chất, cực khổ lắm”. Làm sai thì bị pháp luật xử phạt là điều đương nhiên, nhưng thực tế bản thân những bị can trên trước đó chưa tiền án, tiền sự gì.

Vì đâu nên nỗi người nghèo phải mang tội “cướp sò, cướp nghêu” ngay trên khu vực mà họ sinh sống? Đa số họ là người tứ xứ tìm về các khu vực ven biển để mưu sinh, nếu là dân địa phương thì cũng là dân nghèo, không đất sản xuất, không nghề nghiệp, chỉ biết dựa vào nguồn lợi thiên nhiên, thêm nữa, phần lớn người dân đều ít học nên họ cứ mặc định: đó là “chim trời, cá nước”.

Không như vụ án “cướp sò”, câu chuyện “cướp nghêu” ở bãi biển Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đã diễn ra hàng chục năm nay. Mỗi năm, đến mùa nghêu giống, hàng ngàn người, phương tiện ra vào khu vực có nghêu giống để cào nghêu bán. Lúc trước họ chỉ là vi phạm về khai thác trái phép nguồn lợi thuỷ sản, nhưng giờ đây những đối tượng này lại bị gắn thêm tội “cướp nghêu”, do đến mùa thì nghêu giống thường xuất hiện ở khu vực nuôi nghêu của HTX nghêu Đất Mũi.

"Nóng" vùng biển gần bờ

Năm nay tình trạng trên đã và vẫn đang diễn ra. Theo ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, tính đến ngày 30/6, tình hình khai thác nghêu giống trên địa bàn xã Đất Mũi vẫn tiếp tục diễn ra. Hình thức khai thác là cào tay và cào máy.

nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản
Lực lượng kiểm ngư tuần tra, kết hợp tuyên truyền cho ngư dân về ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Nghêu giống bắt đầu xuất hiện trở lại trên địa bàn xã Đất Mũi, tập trung nhiều nhất từ rạch Ba Khâu, ấp Rạch Tàu Đông đến kinh Hai Thiện, ấp Cồn Mũi. Khu vực này nằm ngoài diện tích dự kiến giao cho HTX nghêu Đất Mũi. Người dân tổ chức khai thác, bán nghêu giống cho các thương lái.

Ông Trần Minh Tự, xã Đất Mũi, cho biết: “Mấy ngày nay người ta vào cào nghêu rất đông, năm nào khi đến mùa nghêu giống thì tình trạng này cũng xảy ra. Nhưng tôi nghĩ họ chỉ cào nghêu giống tự nhiên chứ không cướp bóc gì của ai cả. Thế nhưng, do hàng ngàn người vào cào nghêu thì xung đột, tranh chấp xảy ra thường xuyên. Năm rồi người cào nghêu với người của HTX nuôi nghêu đã có xung đột, có người bị đánh phải nhập viện”.

Ông Võ Công Trường cho hay: “Mỗi khi đến mùa nghêu giống thì tình hình an ninh trật tự phức tạp. Dân cào nghêu không chỉ là người nghèo ở địa phương mà còn nơi khác, tỉnh khác kéo về khai thác”.

Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ, khu vực bãi bồi của tỉnh bị xâm hại nghiêm trọng diễn ra trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để, gây ra nhiều hệ luỵ. Nguồn giống bị tận diệt, nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt do không thể tái tạo… mặc dù ngành chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp, thực hiện nhiều chương trình, dự án tiền tỷ. Vấn đề quan trọng là giải quyết sinh kế, chuyển đổi ngành nghề cho người nghèo ven biển để họ có thu nhập ổn định vẫn là bài toán khó chưa tìm ra lời giải.

Ông Lâm Văn Phú, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, nhận xét: “Tình hình vi phạm về khai thác ven bờ hiện diễn biến phức tạp và rất khó kiểm soát. Họ dùng mọi phương tiện, hình thức, thậm chí theo kiểu tận diệt để khai thác, đối tượng này toàn là dân nghèo nên rất khó xử phạt. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác sai luồng, tuyến, sử dụng mắt lưới không phù hợp vẫn diễn ra và khó có thể kiểm soát hết được. Nếu tình hình này không được các ngành chức năng xử lý hiệu quả thì nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh sẽ cạn kiệt nay mai”.

Ông Nguyễn Tấn Biểu ở Sông Đốc, người có kinh nghiệm nhiều năm khai thác trên vùng biển Cà Mau, cho biết: “Giờ tôm, cá giảm hẳn, thực tế này là do chúng ta khai thác quá mức. Lượng tàu cá ngày càng nhiều, bên cạnh đó, có nhiều phương tiện khai thác theo kiểu tận diệt, đánh bắt cả loại nhỏ để bù vào chi phí mỗi chuyến ra khơi. Thậm chí khi ngư trường trong nước ít cá, họ sẵn sàng mạo hiểm qua ngư trường nước khác để đánh bắt, mặc dù biết có thể bị bắt, phạt tiền và bị mất phương tiện… nhưng họ vẫn làm liều”.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở các bãi bồi chưa cho thấy kết quả; chính sách tái định cư, chuyển đổi ngành nghề cho dân nghèo ven biển chưa đâu vào đâu nên việc đánh bắt hải sản theo kiểu tận diệt đang diễn ra hằng ngày chính là hệ quả. Ngư dân vì miếng cơm bất chấp pháp luật, vi phạm những quy định về vùng khai thác, sử dụng mắt lưới không đúng quy định, xiệc điện, vi phạm vùng biển nước ngoài có chiều hướng ngày càng tăng.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 11/07/2017
Đặng Duẩn
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 09:22 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 09:22 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 09:22 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:22 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:22 27/12/2024
Some text some message..