Người nuôi thủy sản nước lợ khốn đốn vì nguồn nước bị ngọt hóa

Vài năm gần đây, hơn 300 hộ nuôi thủy sản nước lợ (NTSNL) ở thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam (xã Phước Hòa, H. Tuy Phước, Bình Định) thường xuyên rơi vào cảnh thất bát do nguồn nước phục vụ NTSNL bị ngọt hóa. Người dân đang mong chờ các ngành chức năng sớm có giải pháp khắc phục để họ yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.

cống Ông Dâng
Cống Ông Dâng bị hư hỏng, không thể điều tiết lượng nước ngọt là một trong những nguyên nhân khiến nước tại khu vực phía bắc đầm Thị Nại bị ngọt hóa.

Từ năm 2012 đến nay, hầu như năm nào các hộ NTSNL ở 2 thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam cũng rơi vào cảnh mất mùa, thua lỗ bởi nguồn nước tại khu vực phía bắc đầm Thị Nại bị ngọt hóa (nồng độ mặn không đủ tiêu chuẩn để thả nuôi các loại TSNL).

Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là bởi nước ngọt từ thượng nguồn đổ về khu vực này ngày một tăng, trong khi đó, cống Ông Dâng (thôn Huỳnh Giản Bắc) có tác dụng điều tiết lượng nước ngọt chảy vào phía bắc đầm Thị Nại bị hư hỏng nhiều năm không được sửa chữa, khắc phục. Nước ngọt đổ về nhiều làm nước lợ tại khu vực thả nuôi thủy sản không đảm bảo nồng độ mặn, dẫn đến tình trạng tôm, cua, cá bị nhiễm bệnh, chậm lớn, chết non. Ngoài ra, do môi trường sinh thái nước lợ bị ngọt hóa nên các loại thủy sản tự nhiên tại khu vực phía bắc đầm Thị Nại ngày một ít dần, do đó nghề đánh bắt thủy sản của người dân cũng gặp không ít khó khăn.

Ông Phan Trần Phú, Trưởng thôn Huỳnh Giản Bắc và là một hộ NTSNL tại khu vực phía bắc đầm Thị Nại, cho biết: Khoảng 2-3 năm nay, hơn 300ha NTSNL của các hộ dân ở 2 thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngọt hóa nguồn nước nuôi trồng, khiến việc sản xuất, nuôi trồng bị thất bát, thua lỗ nặng. Đặc biệt, trong vụ nuôi năm 2013, hầu hết các hộ dân đều bị mất mùa, nợ nần chồng chất, mất khả năng tái sản xuất. Còn vụ nuôi năm 2014, dù ngành nông nghiệp ấn định lịch thời vụ vào tháng 3 này, nhưng hiện nguồn nước lợ đang bị ngọt hóa nghiêm trọng, nồng độ mặn không đảm bảo nên người dân đang rất lo lắng...

Đáng nói hơn, không chỉ người dân ở 2 thôn Huỳnh Giản Bắc và Huỳnh Giản Nam gặp phải tình cảnh khốn đốn này, mà các hộ nuôi thủy sản ở thôn Kim Đông, Tân Giản (xã Phước Hòa); thôn Đông Điền, Lạc Điền (xã Phước Thắng, H. Tuy Phước) cũng chịu chung cảnh ngộ. "Trước tình trạng này, người NTSNL chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương và ngành chức năng kiểm tra, có biện pháp khắc phục bằng cách hàn khẩu tạm thời cống Ông Dâng để ngăn và điều tiết nguồn nước ngọt.

Tuy nhiên, đến nay kiến nghị của bà con vẫn chưa được thực hiện. Nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng ngọt hóa nguồn nước lợ NTS, không chỉ các hộ dân ở thôn Huỳnh Giản Bắc, Huỳnh Giản Nam gặp khốn đốn, mà rất nhiều hộ NTS thuộc 3 xã Khu Đông của H. Tuy Phước (Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Thắng-PV) sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương và ngành chức năng sớm đưa ra giải pháp khắc phục để người dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống", ông Phú trình bày.

Còn theo ông Nguyễn Văn Nhâm, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa: "Để tạo điều kiện thuận lợi cho người NTSNL, địa phương đề nghị ngành chức năng sớm xem xét, sửa chữa cống Ông Dâng để phục vụ công tác điều tiết lượng nước, tránh tình trạng ngọt hóa ngày một tăng. Về lâu dài, ngành chức năng phải có giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng ngọt hóa nguồn nước lợ tại khu vực phía bắc đầm Thị Nại để bà con nông dân ổn định sản xuất".

Báo Công An Đà Nẵng, 01/03/2014
Đăng ngày 02/03/2014
Bài, ảnh: C.Luân
Nuôi trồng

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 00:25 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 00:25 02/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 00:25 02/10/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 00:25 02/10/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 00:25 02/10/2024
Some text some message..