Nguy cơ thuyền nằm bờ vì bất cập luật

Nhiều ngư dân ở Quảng Nam lo lắng trước việc áp dụng Luật Thủy sản ban hành từ ngày 1.1.2019. Theo đó, các tàu đi biển phải có đầy đủ 4 bằng gồm thợ máy, thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền phó ứng với 4 người. Những chủ tàu lo lắng bởi bỏ tiền ra cho các thuyền viên học nhưng không chắc sẽ làm cho mình.

Tàu đánh cá
Nguy cơ tàu đứng cảng vì bất cập của Luật Thủy sản 2019. Ảnh: Thanh Chung

“Tiền mất tật mang”

Ngư dân Lê Văn Bảy (xã Tam Quang, huyện Núi Thành) cho biết: “Trước kia, tàu muốn ra vươn khơi chỉ cần 4 bằng nhưng sẽ có 1 người kiêm hai nhiệm vụ như thuyền trưởng kiêm máy trưởng. Nhưng theo luật mới ban hành, chúng tôi không được như vậy nữa mà mỗi người mỗi bằng và tàu muốn xuất cảng thì phải có đủ 4 người với 4 bằng gồm: Bằng thuyền trưởng, bằng thuyền phó, bằng máy trưởng và bằng thợ máy”.

“Hầu hết chúng tôi hợp đồng bằng miệng nên khi cho các thuyền viên học có bằng về nhưng có thể họ sẽ không phục vụ cho mình thì lại phải học. Cứ thế học mãi, có khi thuyền chúng tôi không thể vươn khơi. Mà thiếu 1 người, tàu cũng không thể vươn khơi. Chúng tôi rất mong muốn có những biện pháp thực tế hơn để tạo điều kiện cho tàu thuyền liên tục vươn khơi”- ngư dân B tâm sự.

Cùng hoàn cảnh, ông Huỳnh Ngọc Anh than phiền về việc cần có đủ 4 người với 4 bằng mới được vươn khơi nhưng ngư dân giờ gắng với nghề biển thì ít. Nhiều người cũng chuyển nghề biển sang các nghề trên đất liền vì thu nhập ổn định không bấp bênh.

Ngư dân Huỳnh Ngọc Anh (45 tuổi, xã Tam Quang, huyện Núi Thành) cho hay, anh vừa cho một người đi học hết 3 triệu đồng về, sau khi nhận bằng xong thì thấy nghề biển bấp bênh và nguy hiểm thế là người này nghỉ vào Sài Gòn tìm việc khác. Vậy là có bằng mà không có người và tốn tiền.

“Học theo kiểu cho có để nhận bằng vì chẳng ai học nghề thợ máy mà 3 buổi đã xong. Về thì không thể sửa được máy nhưng phải có bằng và người mới được ra khơi. Hiện nay, những người làm biển tầm 30 tuổi trở lên nên việc đi học đã khó khăn, nay thêm việc này thì rất khó ra khơi nếu áp dụng” - ngư dân Anh nói.

Bất cập luật thủy sản năm 2019

Theo bà Huỳnh Thị Mỹ Dung - Chủ tịch UBND xã Tam Quang - hiện tại trên địa bàn xã có hơn 182 tàu cá đánh bắt xa bờ. Luật Thủy sản đưa ra yêu cầu tàu cá muốn vươn khơi đáp ứng đủ điều kiện 4 tấm bằng được áp dụng vào tháng 1.2019. Ngư dân đang cố gắng thực hiện theo luật. Xã cũng đang phối hợp với huyện Núi Thành mở hai lớp để đào tạo cho ngư dân.

“Lao động ở đây không mang tính thường xuyên. Nếu biên chế 4 con người sử dụng bằng trên tàu là rất khó khăn vì lao động sẽ thay đổi liên tục. Điều này cũng gây khó khăn, vướng mắc cho ngư dân rất nhiều”- bà Dung cho hay.

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam - cho hay, đơn vị nhiều ngày qua đã nhận được phản hồi của ngư dân về việc phải đủ 4 người có 4 bằng mới được vươn khơi. Chi cục Thủy sản triển khai thực hiện thông tư 22 và chủ động gửi văn bản cho ngư dân là tạm thời dừng hoạt động theo thông tư đó. Luật đưa ra là mong muốn trong tương lai để giảm bớt rủi ro nhưng thực tiễn thì cực kỳ khó vì mô hình gắn tài sản với chủ tàu. Chứ lao động được thì làm, không được thôi. Nhưng chính những người đó lại gắn với thuyền phó, gắn với thợ máy làm cho chủ tàu bối rối.

Mối quan hệ giữa lao động và chủ tàu chỉ hợp đồng bằng miệng nên việc chấm dứt hợp đồng với họ quá đơn giản và nhanh, không có ràng buộc. Chỉ cần bất đồng quan điểm là họ nghỉ. Việc ra luật mới này có nhiều bất cập gây khó khăn cho ngư dân. Sở và Chi cục Thủy sản sẽ khảo sát lại tình hình thực tế để báo cáo lên Tổng cục Thủy sản nếu như có gì sai hay không hợp lý, sẽ điều chỉnh.

“Đến ngày 31.3, sau khi Tổng cục  Thủy sản tập hợp ý kiến sẽ đưa ra hướng dẫn với sở, sở sẽ hướng dẫn lại ngư dân” - ông Tấn nói.

Lao động
Đăng ngày 19/02/2020
THANH CHUNG
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 21:34 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 21:34 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 21:34 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 21:34 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 21:34 18/11/2024
Some text some message..