Nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ : EU sẽ không thực hiện lệnh cấm

Các nhà XK tôm Ấn Độ khá tự tin cho rằng EU sẽ không thực hiện lệnh cấm NK tôm từ Ấn Độ.

Nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ : EU sẽ không thực hiện lệnh cấm
Chế biến tôm Ấn Độ. Ảnh: Internet

EU lo ngại dư lượng kháng sinh được phát hiện trong các sản phẩm thủy sản từ Ấn Độ và có thể cấm NK tôm Ấn Độ.

Ravi Kumar Yellanki, Giám đốc điều hành tại Vaisakhi Bio-Resources của Ấn Độ cho biết, ngành tôm Ấn Độ đang tăng cường giám sát tôm XK. Ngành đang thay đổi quy trình kinh doanh, kiểm tra từng lô tôm được thu hoạch từ mỗi ao. Hiện tại, 50% lô tôm Ấn Độ phải trải qua kiểm tra tại biên giới EU, tăng từ 10% trước đó.

Jagadish Thota, Giám đốc điều hành công ty chế biến Jagadeesh Marine của Ấn Độ cho biết, một phái đoàn EU dự kiến sẽ thăm Ấn Độ trong tháng 11, họ sẽ hài lòng với những biện pháp mà chính phủ và các nhà XK Ấn Độ đang thực hiện. Các nhà chế biến đã có cuộc họp với chính phủ và đều tự tin cho rằng sẽ không có khả năng EU đưa ra lệnh cấm vì Ấn Độ là hiện một nguồn cung quan trọng cho thị trường thế giới.

Ông Thota cho biết thêm, EU đang kiểm tra 50% lô tôm Ấn Độ tuy nhiên trung bình lô tôm Ấn Độ bị trả về vẫn thấp hơn so với các nước khác như Trung Quốc hoặc Thái Lan.

Các nhà chế biến Ấn Độ đang đề nghị EU nới lỏng quy định kiểm tra và họ kỳ vọng quy định kiểm tra sẽ được nới lỏng sau chuyến thăm tới đây của EU.

Growel, một trong những nhà cung cấp thức ăn nuôi tôm lớn nhất của Ấn Độ, đã xây dựng các phòng thí nghiệm nuôi trồng thủy sản để đào tạo cho người nuôi tại địa phương không sử dụng kháng sinh. Các sản phẩm vi sinh và an toàn cho sức khỏe cũng được sử dụng để tránh sử dụng kháng sinh.

Sesha Chary, Giám đốc điều hành của Growel cho biết, công ty không sử dụng kháng sinh trong thức ăn cũng như trong tôm nuôi. Công ty có 250 quản lý làm việc tại trại nuôi để giám sát tất cả các trại nuôi nhằm đảm bảo kháng sinh không được sử dụng ở bất kỳ khâu nào.

Chary cho rằng, chúng tôi nghĩ lệnh cấm sẽ không diễn ra vì chúng tôi và cả người nuôi đang nỗ lực cải thiện rất nhiều.

VASEP
Đăng ngày 21/11/2017
Kim Thu Theo Undercurrentnews
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 09:42 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 09:42 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:42 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:42 15/01/2025
Some text some message..