Nhận biết tảo có hại trong ao tôm (tảo giáp)

Sự phát triển của tảo giáp trong ao tôm luôn là nỗi lo đối với người nuôi, bởi đây là loài tảo có hại, thường gây ra một số bệnh phổ biến trên tôm như: Tắc nghẽn đường ruột, ruột đứt khúc, phân đứt khúc, rớt cục thịt và nổi đầu về đêm. Do đó, việc nhận biết và kịp thời xử lý sẽ giúp bà con đảm bảo được năng suất vụ nuôi.

Tảo
Tảo có hại trong ao tôm

Đặc điểm tảo giáp

Tảo giáp là loại tảo thuộc ngành tảo giáp (Dinophyta) hay tảo hai roi có trên 550 giống và bao gồm 4.000 loài. Chúng phân bố rộng rãi chủ yếu ở biển và chỉ có khoảng 220 loài tảo này sống ở khu vực nước ngọt. 

Tảo giáp chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào, hình sợi và di chuyển bằng 2 roi. Phần roi thứ nhất nằm trong rãnh ngang có chức năng giúp tế bào chuyển động xoay tròn, roi còn lại sẽ nằm trong rãnh dọc giúp tế bào chuyển động về phía trước hoặc lùi về sau.

Khi chúng phát triển quá mức sẽ khiến nước ao nuôi có màu đỏ, đây còn được gọi là hiện tượng thủy triều đỏ. Tác hại của thủy triều đỏ sẽ kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật khác trong ao nuôi. Thông thường, chúng sẽ phát triển mạnh vào những mùa nắng nóng có nhiệt độ cao với số lượng có thể tương đương với tảo khuê (tảo Silic).

Tảo giápMột số loại tảo giáp thường thấy trong ao nuôi

Tảo giáp khi chết còn sinh ra một lượng lớn NH3 gây độc cho tôm và làm tăng nồng độ khí độc NO2- trong ao. Ngoài ra, chúng còn khiến tôm nổi đầu vào ban đêm hoặc sáng sớm do thiếu hụt nguồn oxy trong nước. Bên cạnh đó, hiện tượng phát sáng của tảo giáp vào ban đêm làm ảnh hưởng đến tập tính sống của tôm. 

Nguyên nhân

Một số loài thường gặp trong ao nuôi tôm là Gymnodinium sp., Peridium sp., Ceratium sp., Protoperidinium sp., Alexandrium sp… Chúng xuất hiện thường do:

- Nguồn nước cấp từ bên ngoài đã có sẵn tảo giáp, khi cấp vào ao từ những số lượng ít tảo giáp ban đầu gặp điều kiện môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhanh chóng.

- Sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng trong ao cũng là nguyên nhân cho sự phát triển của tảo giáp.

- Nền đáy ao nhiễm bẩn mức độ cao, sự tích tụ Nitơ, Photpho khiến cho tảo giáp phát triển quá mức.

Dấu hiệu nhận biết

- Màu nước: Khi ao nuôi tôm bị nhiễm tảo giáp, nước ao thường ngả về màu đỏ hoặc nâu đỏ. Đó là do tảo giáp tăng trưởng mạnh, chúng tích tụ lại với nhau và nổi trên mặt nước.

- Xuất hiện mùi: Một số loại tảo giáp có khả năng sản sinh các chất hữu cơ gây mùi hôi. Nếu ao nuôi tôm tồn tại một lượng lớn tảo giáp, có thể có mùi hôi khó chịu phát sinh từ nước ao.

- pH: Người nuôi có thể đo lường, theo dõi chỉ số pH nước ao vào nhiều thời điểm trong ngày, nếu thấy có sự dao động lớn giữa ngày và đêm thì khả năng cao ao nuôi đã nhiễm tảo giáp.

- Biểu hiện trên tôm: Khi quan sát ao, thấy hiện tượng tôm nổi đầu, đặc biệt là vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Điều này cho thấy tảo giáp đã phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, làm giảm lượng oxy hòa tan, khiến tôm phải nổi đầu để thở.

Nếu ao nuôi xuất hiện tảo giáp sẽ khiến đáy ao nuôi bị dơ và phát sinh vi khuẩn. Khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ tấn công vào chân bơi, phụ bộ, râu làm cho tôm bị mòn đuôi, cụt râu. Mặt khác, tảo giáp còn cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, khoáng chất của tôm khiến tôm đói và cắn nhau và gây nên vấn đề tương tự. 

Biện pháp cắt, diệt tảo

Hóa chất

- Với BKC hay TCCA. Lưu ý là cắt tảo bằng hóa chất thì cắt lúc trời nắng (50% tạt nơi có tảo, 50% tạt đều ao), ngưng chạy quạt 30 phút rồi cho chạy quạt lại. 

- Với vôi, cải tạo với liều lượng trong khoảng <20kg/1000m3 nước sau khi dánh vôi sử dụng kèm zeolite 20kg/1000m3. Lưu ý là cắt tảo bằng vôi vào ban đêm.

- Cắt tảo bằng Đồng Sunfat 

Biện pháp sinh học

- Nuôi tôm kết hợp cá rô phi, tập tính của cá rô phi là chúng thường sống ở tầng đáy và tầng nước giữa. Chúng có khả năng tiêu hóa từ 30% - 60% hàm lượng đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo độc, giúp ổn định môi trường nước nuôi. 

- Cắt tảo bằng chế phẩm sinh học vừa có tác dụng xử lý tảo độc mạnh mẽ, vừa bổ sung các nguồn vi sinh có lợi, giúp ổn định môi trường nước và hạn chế các tác động lên tôm.

Đăng ngày 22/07/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 02:50 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 02:50 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 02:50 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 02:50 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:50 25/12/2024
Some text some message..