“Nhập” công nghệ câu từ Trung Quốc, nguy cho cá ngừ Bình Định

“Công nghệ” khai thác cá ngừ mới được “nhập khẩu” từ Trung Quốc đã mang lại kỳ tích về sản lượng cho nghề này ở Bình Định. Nhưng “công nghệ” này làm hại chất lượng của cá ngừ và đẩy nghề khai thác cá ngừ Bình Định vào nguy hiểm.

Thu mua cá ngừ tại cảng cá Quy Nhơn. Ảnh: X.N

Lạm dụng đèn cao áp...

Toàn tỉnh Bình Định có 2.300 phương tiện đánh bắt xa bờ thì nghề câu cá ngừ đại dương đã chiếm tới 1.500 chiếc, mang lại sản lượng 9.041 tấn năm nay (tính đến 15.11.2012). Cá ngừ Bình Định vốn thuần nhất về phẩm cấp và được khách hàng ưa chuộng cho tới khi nhiều chủ tàu gạt bỏ lối đánh bắt bằng vàng câu truyền thống để chạy theo những giàn đèn cao áp nhập ngoại. Ông Văn Công Việt ở phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn - người cùng lúc làm chủ 2 chiếc tàu đánh bắt cá ngừ đại dương - cho biết: “Cá câu đèn bị đầu nậu chê ỷ chê ôi. Giá từ 137.000 đồng/kg cách đây không lâu, đã liên tục bị đánh rớt, nay chỉ còn 85.000 đồng, chưa bằng ½ giá cá đánh bắt theo kiểu cũ”.

Câu đèn, kỹ thuật khai thác mang màu sắc tận diệt của người Trung Quốc, được một số ngư dân vùng Tam Quan “nhập nội” hồi 2011. Đó là cách sử dụng giàn đèn cao áp công suất từ 1.000 W/bóng trở lên, để dẫn dụ cá. Chỉ cần 100 - 150 triệu đồng là đủ cho một chiếc tàu trang bị đồng bộ giàn đèn khoảng 20 bóng cùng máy phát điện. Theo lão ngư Nguyễn Văn An (thôn Tân Thạnh 2, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn), "công nghệ" mới này giúp nâng sản lượng đánh bắt lên gấp đôi, thậm chí gấp ba lần trong khi thời gian mỗi chuyến đi biển rút xuống còn 20 - 25 ngày thay vì 30 ngày như trước. Khỏi phải nói, những làng chài Bình Định đã bị “mê hoặc” ra sao. Cho đến nay, cơn sốt lắp đặt đèn cao áp đã kịp “phủ sóng” toàn bộ đội tàu đánh bắt cá ngừ đại dương ở địa phương, góp phần tạo ra “kỳ tích sản lượng” như trên đã nói.

Tâm lý ăn xổi ấy giờ đang bắt đầu trả giá. Cá ngừ đại dương Bình Định đứng trước nguy cơ đánh mất thương hiệu từng khó nhọc gây dựng lâu nay và nhận lấy sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng ngư dân các tỉnh bạn. Ngư dân Văn Công Việt cũng buộc phải thừa nhận điểm yếu chí tử của sản phẩm do mình làm ra: “Chất lượng khác hẳn. Con cá xẻ ra, màu sắc hoặc đỏ bầm, hoặc nhợt nhạt chứ không đỏ tươi như cá câu vàng; đã vậy, lại có vị chua”.

Và nước đá kém chất lượng

Sau 30 năm cung cấp đá lạnh cho ngư dân bằng nguồn hàng lấy ngay tại Quy Nhơn, từ đầu 2012 đến nay, bà Hồ Thị Tỵ  - người cung cấp đá cho khoảng 30 tàu đánh bắt xa bờ - phải lặn lội vô tận Tuy Hòa, Phú Yên, lấy đá. “Ở Phú Yên, các nhà sản xuất chạy 12 giờ/ ca đá loại nhỏ, 24 giờ / ca đá lớn, còn tại Quy Nhơn, các xưởng đá cứ đều đều mỗi ngày đêm cho ra tới 3 lượt sản phẩm” - bà Tỵ giải thích. Anh Cao Hoài Bổn - chủ tàu BĐ - 91012TS - phân biệt: “Đá Phú Yên lớn khổ, chắc cây, giữ được nhiệt độ bảo quản cho hầm cá suốt cả chuyến đi. Đá Bình Định vừa nhỏ, vừa rỗng ruột, ra biển chừng 15 ngày là tan hết. Không đủ lạnh, hỏi sao cá không xuống cấp”.

Trả lời PV Lao Động, bà Mai Kim Thi - Chi Cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định - cho biết: “Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào làm cơ sở để đề xuất khuyến cáo nên hoặc không nên sử dụng đèn cao áp đánh bắt cá ngừ đại dương. Chúng tôi chỉ có thể lưu ý ngư dân chú trọng khâu sơ chế; huy động nhiều nhân lực hơn nhằm giảm thiểu tối đa việc va đập lên thân cá; khuyến khích thay thế đèn dây tóc bằng đèn bóng mờ... Còn về chất lượng đá bảo quản, đây là lĩnh vực do ngành y tế quản lý”.

Ths Võ Thiên Lăng - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam: Nghề câu cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp mới xuất hiện đã có nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững của nghề câu cá ngừ truyền thống. Cá đánh bằng phương pháp này chất lượng rất kém và hầu hết đang ôm trứng. Vùng biển ngư dân đang câu cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp có thể là bãi đẻ. Đề nghị Tổng cục Thủy sản cần có quy định cấm ngư dân câu cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp, đồng thời có quy chế quản lý bãi đẻ của cá ngừ đại dương tại vùng biển Việt Nam.

 

Theo Lao Động
Đăng ngày 21/11/2012
Đánh bắt

Tàu khai thác cá ngừ rộn ràng cập cảng

Đầu năm mới, tàu khai thác cá ngừ ở các địa phương miền Trung rộn ràng cập cảng sau chuyến biển dài ngày thắng lợi, tạo không khí phấn khởi bao trùm. Góc nhìn khác, ở Nhật Bản có phiên đấu giá cá ngừ đầu năm tại chợ truyền thống Toyosu, một con cá ngừ vây xanh được mua 1,32 triệu USD như báo hiệu điềm lành.

Cá ngừ vây xanh
• 11:21 10/02/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:03 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 14:03 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 14:03 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 14:03 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 14:03 17/02/2025
Some text some message..