Nhật Bản có thể sẽ nâng mức tồn dư tối đa cho phép đối với Ethoxyquin lên mức 1 ppm

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) cho biết, nhiều khả năng Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi (gọi tắt Bộ Y tế) Nhật sẽ hủy bỏ việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin đối với tôm Việt Nam XK sang nước này.

Thu hoạch tom sú

Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Nafiqad cho biết: Uỷ ban ATTP Nhật Bản và Hiệp hội các DN nhập khẩu tôm của Nhật Bản đã thông báo chính thức với Nafiqad về việc, Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định dừng việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin với tần suất 30% của tôm Việt Nam XK sang nước này kể từ ngày 26/6/2012. Tuy nhiên ông Tiệp cho biết thêm, hiện Nafiqad vẫn chưa nhận được thông báo chính thức về quyết định này từ phía Bộ Y tế Nhật. Trong khi đó, phía Uỷ ban ATTP Nhật Bản và Hiệp hội các DN nhập khẩu tôm của Nhật Bản cho biết vào ngày 29/6/2012, Bộ Y tế Nhật sẽ có cuộc họp với hai đơn vị này và các cơ quan liên quan nhằm quyết định chính thức việc hủy bỏ việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin của tôm Việt Nam.

Không chỉ có Ethoxyquin, Nhật Bản cũng vừa có quyết định sẽ nâng mức tồn dư tối đa cho phép (MRL) đối với Trifluralin và Enrofloxacin trong tôm, điều này sẽ rất có lợi cho các DN xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật.

Đối với Ethoxyquin, Hội đồng chuyên gia về tồn dư Thuốc BVTV của Codex (JMPR) cho biết, hiện quy định “Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được” (ADI) của Ethoxyquin đối với thủy sản là 0,005 mg/kg thể trọng. Tuy nhiên, Bộ Y tế Nhật khẳng định, do chưa đủ thông tin dữ liệu để đánh giá rủi ro ATTP của Ethoxyquin nên hiện tại nước này vẫn chưa có quy định cụ thể về mức tồn dư tối đa cho phép của Ethoxyquin đối với tôm. Phía Việt Nam đã cam kết, sẽ cung cấp cho phía Nhật thông tin dữ liệu theo yêu cầu. Trong thời gian Nhật Bản chưa có kết quả đánh giá rủi ro của Ethoxyquin trên tôm, phía Việt Nam đã đề nghị Bộ Y tế Nhật tạm thời hủy quy định mức MRL mà nước này đang áp dụng là 0,01 ppm, thay vào đó là nâng mức MRL lên mức 1 ppm như nước này đang áp dụng đối với sản phẩm cá, đồng thời hủy bỏ quy định nâng tần suất kiểm soát tồn dư Ethoxyquin trên tôm ở mức 30% mà Nhật đang áp dụng. Phía Bộ Y tế Nhật đã tiếp thu ý kiến, và nhiều khả năng sẽ điều chỉnh như đã nói.

Đối với Trifluralin, báo cáo đánh giá rủi ro của Uỷ ban ATTP Nhật Bản cho phía Việt Nam biết, hiện ADI đối với thủy sản của chất này là 0,024 mg/kg thể trọng – cao hơn so với mức do Cơ quan đánh giá rủi ro của EU quy định hiện nay là 0,015 mg/kg thể trọng. Vì vậy, phía Nhật Bản khẳng định, trong mùa hè năm nay, sẽ quyết định điều chỉnh tăng mức MRL của Trifluralin trong thủy sản (trong đó có tôm) từ mức 0,01 ppm như hiện nay lên mức 0,4 ppm.

Đối với Enrofloxacin, Nhật cho biết ADI của chất này hiện là 0,002 mg/kg thể trọng – tương đương với quy định của FAO và WHO, tuy nhiên do chưa xác lập được MRL của Enrofloxacin nên hiện nay Nhật vẫn áp dụng ở mức Uniform limit (tức 0,01 ppm). Phía Việt Nam đã đề nghị trong thời gian chờ xác định mức MRL, tạm thời quy định MRL đối với Enrofloxacin trên tôm là 0,1 ppm, tuy nhiên chưa được phía Nhật đồng ý.

vasep.com.vn
Đăng ngày 06/07/2012
NT
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 02:17 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 02:17 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 02:17 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 02:17 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 02:17 20/04/2024