Nhật Bản: Thủy sản tại Fukushima vẫn nhiễm phóng xạ cao

Nhiều loài thủy sản khai thác tại khu vực Fukushima vẫn nhiễm hàm lượng phóng xạ cesium cao. Một nhà nghiên cứu cảnh báo chất phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi có thể sẽ ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản tại khu vực này trong nhiều thập kỷ.

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Nhật Bản, 40% số thủy sản tầng đáy như cá tuyết, cá bơn và cá halibut có hàm lượng phóng xạ cesium-134 và cesium-137 vượt giới hạn cho phép. Theo chuyên gia hóa học biển thuộc Viện Hải dương học, hàm lượng phóng xạ trong hầu hết các loài thủy sản đều không giảm. Nếu không rò rỉ thêm phóng xạ, nước biển có khả năng làm giảm bớt các chất này, vì vậy có thể thủy sản đã nhiễm nguồn phóng xạ mới.

Tại Nhật Bản, phần lớn thủy sản khai thác tại khu vực Fukushima bị cấm tiêu thụ trong nước cũng như XK. Dù tháng 6/2012, chính quyền Nhật Bản đã bỏ lệnh cấm tiêu thụ đối với bạch tuộc và ốc biển sau khi thấy lượng phóng xạ trong các loài này giảm đến mức rất thấp. Các loài thủy sản khác còn nhiễm xạ đều có hàm lượng cesium trên 25.000 Bq/kg, cao hơn 250 lần so với mức an toàn do chính phủ Nhật Bản quy định.

Theo một quan chức Nhật, nước này chỉ phát hiện hàm lượng phóng xạ cao trong một số mẫu cá lấy tại vùng nước bị cấm khai thác gần nhà máy hạt nhân nhất. Công ty Điện lực Tokyo cũng thừa nhận đã xả ra biển một lượng nước dùng làm mát các lò phản ứng của nhà máy điện hồi tháng 4/2012. Nhiều khả năng phóng xạ vẫn tiếp tục rò rỉ trong quá trình sửa chữa nhà máy. Hơn nữa, cesium-137 có chu kỳ bán rã 30 năm, nên dù không rò rỉ thêm, những khu trầm tích nhiễm xạ trước đó vẫn ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản trong những thập kỷ tới.

EU vẫn kiểm soát NK thủy sản từ Nhật

Mới đây, các chuyên gia thuộc Ban Chỉ đạo Chuỗi thực phẩm và Sức khỏe động vật (ScoFCAH) - Ủy ban Châu Âu đã thông qua đề xuất điều chỉnh lại quy định về NK thực phẩm và thức ăn chăn nuôi xuất xứ Nhật Bản sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima.

Theo đó, EU tiếp tục hạn chế NK tất cả các sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ tỉnh Fukushima - trừ đồ uống có cồn. Các biện pháp kiểm soát này được áp dụng tới 31/3/2014.
Ngoài ra, EU dựa trên kết quả kiểm định 40.000 mẫu sản phẩm thu hoạch trong mùa thứ 2 sau thảm họa hạt nhân để xem xét nới lỏng biện pháp kiểm soát NK thực phẩm từ 11 tỉnh khác của Nhật Bản gồm Yamanashi, Shizuoka, Gunma, Ibaraki, Tochigi, Miyagi, Saitama, Tokyo, Iwate, Chiba và Kanagawa.

Trước ngày 31/3/2013, EU sẽ tiến hành đợt xem xét các sản phẩm ngũ cốc thu hoạch trong mùa thứ 2 (từ tháng 3 – 11/2012) và sẽ giảm 5% tần xuất kiểm tra sản phẩm NK từ các tỉnh trên.
Sau đó sẽ dựa vào kết quả kiểm tra sản phẩm trong mùa thu hoạch năm 2013 để quyết định các biện pháp kiểm soát trước ngày 31/3/2014.

Cuối tháng 10/2012, ScoFCAH công bố các biện pháp kiểm soát được thông qua và có hiệu lực kể từ 1/11/2012.

Theo fis.com
Đăng ngày 15/11/2012
Thế giới

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 15:40 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:40 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 15:40 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:40 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 15:40 05/11/2024
Some text some message..