Nhật Bản: Triển vọng mới trong bảo vệ loài có nguy cơ tuyệt chủng

Nuôi trồng thủy sản là một công cụ thường bị bỏ qua để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng, một hoạt động được gọi là nuôi trồng thủy sản bảo tồn.

cá hồi Yamame
Một số loài cá đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do đánh bắt quá mức, khai thác bất hợp pháp và biến đổi khí hậu. Ảnh: tokyoflyfishing

Khởi nguồn một công trình nghiên cứu

Các vấn đề như ô nhiễm sông và số lượng cá giảm sút trên toàn thế giới, đã thúc đẩy một vị giáo sư bắt đầu nghiên cứu của mình. Vào tháng 11 năm 2015, ông đã sản xuất thành công trứng và tinh trùng có nguồn gốc từ cá hồi vân nguyên con được bảo quản trong tủ đông.

Giáo sư Goro Yoshizaki, giáo sư tài nguyên sinh vật biển tại Đại học Khoa học và Công nghệ Biển Tokyo, và nhóm của ông bắt đầu bằng cách gây mê một con cá hồi vân đực và bảo quản nó trong một năm ở nhiệt độ  - 80°C mà không cần sự hỗ trợ của các chất bảo vệ lạnh ngoại sinh. Sau khi rã đông cá, loại bỏ các tế bào sản xuất tinh trùng và cấy chúng vào khoang bụng của cá hồi masu (một loài cá di cư và nước ngọt được tìm thấy ở Thái Bình Dương dọc theo các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga) đực và cái. 

cá hồi
Cá hồi Oncorhynchus masou được dùng trong thí nghiệm. Ảnh minh họa: commons

Các tế bào sản xuất tinh trùng di chuyển đến tuyến sinh dục của cá hồi, kết quả là chúng được kết hợp và nhân lên nhanh chóng. Khi cá hồi trưởng thành về mặt sinh dục, trứng của cá hồi cái được thụ tinh với tinh trùng của cá đực.

Một trong những nghiên cứu sinh trong nhóm nghiên cứu đã tìm thấy gần 1.500 tế bào gốc ở một con cá hồi vân vẫn còn sống sau một năm đông lạnh, họ đã thu hoạch tế bào và cấy chúng vào cá hồi masu. Hai năm sau, chúng tạo ra trứng và tinh trùng. 

Tầm quan trọng của việc đông lạnh chậm và các chất bảo vệ lạnh để bảo tồn thành công các tế bào động vật, nhưng khối lượng cơ thể của cá hoạt động như một chất cách nhiệt và có thể làm chậm quá trình đông lạnh tinh trùng trong cơ thể của cá hồi nguyên con. Trong khi cơ thể hoạt động như một chất cách nhiệt, chất lỏng ngoại bào bao quanh các tế bào hoạt động như một chất bảo vệ lạnh tự nhiên, cho phép các tế bào sinh tinh vẫn tồn tại ngay cả sau khi toàn bộ cá hồi đã được đông lạnh. 

Thụ tinh cá hồi trong ống nghiệm

Quay trở lại năm 2013, một bước đột phá khoa học về công nghệ nuôi vỗ cá bố mẹ thay thế, trong đó các tế bào mầm chưa trưởng thành từ loài cá mục tiêu được cấy vào một loài có họ hàng gần, để cá thay thế có thể tạo ra trứng và tinh trùng của loài mục tiêu. 

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Yoshizaki đã tiến hành đóng băng tinh hoàn của cá hồi yamame (một loài nước ngọt bản địa của Nhật Bản) và một trong hai giống cá hồi masu. Các tế bào sinh tinh được chiết xuất và cấy vào cá hồi vân đã nở trong điều kiện vô trùng. Những con non sử dụng ống sinh tinh để phát triển tinh trùng chức năng và trứng sống được tùy thuộc vào giới tính của chúng. Sau đó, tinh trùng và tế bào trứng được kết hợp thông qua thụ tinh trong ống nghiệm để tạo ra loài cá hồi yamame khỏe mạnh. 

Hai tác động chính đến nuôi trồng thủy sản

Đầu tiên là việc bảo tồn nguồn gen quý. Việc nuôi cá bố mẹ còn sống có thể gặp rủi ro do các sự cố tại cơ sở có thể xảy ra, dịch bệnh hoặc trong trường hợp của Nhật Bản là thiên tai. Việc đóng băng chậm nguồn gen trong nitơ lỏng cho đến khi cấy ghép có thể làm giảm những rủi ro này. 

cá ngừ vây xanh
Cá ngừ vây xanh là đối tượng đang được nghiên cứu tiếp theo. Ảnh: wallpapersafari

Tác động thứ hai là lai tạo giống các loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá ngừ vây xanh. Nghiên cứu hiện đang được tiến hành để đạt được điều này. Nhật Bản cũng như các quốc gia khác đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến công việc của Giáo sư Yoshizaki. 

Công nghệ của ông hiện đang được sử dụng trên động vật lưỡng cư để giúp ếch và cóc có nguy cơ tuyệt chủng, trong khi 150.000 tấn cá đuôi vàng, một trong những loài nuôi trồng thủy sản quan trọng nhất của Nhật Bản, đã được sản xuất thành công bằng cách sử dụng cá thu ngựa để thay thế.

Giáo sư Yoshizalki mong muốn công trình của ông được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hơn, không chỉ cá, ví dụ như động vật có vú. Nhưng vẫn còn rất khó khăn cần phải vượt vì các bộ gen khác nhau nhiều hơn giữa động vật có vú giới tính đực và cái. Nghiên cứu bảo quản trứng và tinh trùng thông qua đông lạnh có tiềm năng cao như một cách thay thế để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Điều này đặt ra hy vọng lớn về việc có thể tiếp cận nuôi cấy tế bào trong ống nghiệm và cuối cùng là nhân giống tế bào vô thời hạn. 

Đăng ngày 26/05/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Thế giới

Xu hướng tiêu dùng hải sản trong năm 2025

Nhu cầu tiêu dùng hải sản trên thế giới luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường, công nghệ, và nhận thức của người tiêu dùng.

Hải sản
• 09:51 12/02/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 08:40 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 08:40 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 08:40 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 08:40 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 08:40 18/02/2025
Some text some message..