Nhật: Cá còn nhiễm phóng xạ hàng chục năm

Hơn 1,5 năm kể từ khi xảy ra trận động đất và sóng thần lịch sử phá hủy nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi ở Nhật Bản, rất nhiều loài cá trong khu vực vẫn chứa hàm lượng phóng xạ Cesium (Cs) ở mức cao.

Nhiều loài cá ở Nhật Bản vẫn chứa hàm lượng phóng xạ Cesium (Cs) ở mức cao. (Ảnh: Reuters)
Nhiều loài cá ở Nhật Bản vẫn chứa hàm lượng phóng xạ Cesium (Cs) ở mức cao. (Ảnh: Reuters)

Nhật Bản là một trong số những nước tiêu thụ nhiều hải sản nhất thế giới, cho nên Chính phủ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản nước này đặc biệt quan tâm và theo dõi chặt chẽ nồng độ bức xạ trong cơ thể sinh vật biển sau thảm họa Fukushima vào tháng 3/2011.

Theo kết quả rút ra từ một nghiên cứu mới đây, mặc dù hầu hết các mẫu cá dùng trong nghiên cứu đã đạt được ngưỡng Cs an toàn cho tiêu dùng, nhưng một số loài vẫn chứa nồng độ phóng xạ rất đáng lo ngại. Mức Cs cao nhất được tìm thấy ở quần thể cá sống gần đáy biển và gần khu vực Fukushima.

Thông thường, khi không còn tiếp xúc với phóng xạ, nồng độ Cs trong cơ thể sinh vật biển lẽ ra phải giảm đi vài phần trăm. Tuy nhiên, căn cứ vào báo cáo hàng năm trên hơn 8.500 mẫu sò, ốc, cá và rong biển lấy tại khu vực ven biển Fukushima, nhà hải dương học Ken Buesseler của Viện Hải dương Woods Hole (Mỹ) ngay lập tức nhận thấy mức phóng xạ trong cá không hề suy giảm suốt năm qua. Như vậy, chúng chắc chắn vẫn đang phải đối mặt với lượng Cs rò rỉ từ một nguồn nào đó, Buesseler nhận định.

Rất có thể Cs đã phát sinh từ đáy biển hoặc từ dòng nước ngầm bị ô nhiễm chảy vào đại dương, được tích lũy trong trầm tích đáy biển hoặc trong cơ thể các loài giun và động vật không xương sống khác sống dưới lớp trầm tích đó. Chu kỳ bán rã của Cs là 30 năm. Buesseler suy đoán rằng ngay cả khi phóng xạ ngừng rò rỉ hoàn toàn thì nó sẽ vẫn tồn tại ở đó trong vài thập kỷ nữa.

“Nếu Cs rò rỉ từ đáy biển, phải mất nhiều năm thậm chí nhiều thập kỷ để nó biến mất”, Ken Buesseler nói. “Điều này có nghĩa là ngành đánh bắt cá ven biển ở Nhật Bản vẫn sẽ gặp khó khăn trong một thời gian dài sắp tới”.

Ngoài ra, sau thảm họa sóng thần, người ta đã dùng nước biển để làm nguội lò phản ứng hạt nhân, lượng nước này chảy ra biển cũng được xem là một phần nguyên nhân.

Tuy nhiên, nếu bạn có ăn phải các loài hải sản trong khu vực Fukushima thì cũng đừng lo lắng bởi hàm lượng phóng xạ gồm polonium-210 và postassium-40 trong cá ở đây tính ra vẫn thấp hơn hàm lượng của tự nhiên. Polonium-210 và postassium-40 rất phổ biến trong các loài động vật biển, bởi vì trái đất tự nó cũng luôn sản sinh phóng xạ và 99% lượng bức xạ trong đại dương là tự nhiên, 1% còn lại là do các thử nghiệm vũ khí hạt nhân những năm 1960.

“Chúng ta nên biết rằng Cs có rất nhiều trong tự nhiên và về phần mình, tôi đã ăn tất cả các món hải sản trong chuyến đi đến Nhật Bản vào tháng 7 vừa qua”, Buesseler nói.

Khám Phá
Đăng ngày 29/10/2012
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 14:55 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 14:55 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 14:55 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 14:55 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:55 28/11/2024
Some text some message..