Nhiệt độ và sự sống của cua biển

Một kết quả được công bố gần đây về sự tương quan giữa nhiệt độ với sự sống sót của cua biển (Scylla paramamosain) bởi nhóm nghiên cứu người Trung Quốc.

Cua biển
Cua biển Scylla paramamosain, một trong số các loài giáp xác quan trọng về mặt kinh tế. Ảnh: Narapornm.

Nhóm tác giả cho rằng cua biển có khả năng thích ứng tương đối kém với stress lạnh kéo dài và dẫn đến sự sống sót giảm, hoạt động chống oxy hóa, tổn thương mô và mức độ biểu hiện gen phản ứng với căng thẳng ở cua biển giảm.

Cua biển Scylla paramamosain, một trong số các loài giáp xác quan trọng về mặt kinh tế, được phân bố rộng rãi dọc theo đường bờ biển phía nam Trung Quốc và khu vực Thái Bình Dương rộng lớn hơn, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, ngoài việc nuôi và sản xuất giống thì những hiểu biết về loài này rất hạn chế so với loài giáp xác khác là tôm. Vấn đề mầm bệnh lây nhiễm, đặc điểm sinh lý, miễn dịch, hay các yếu tố môi trường sống của chúng vẫn chưa có nhiều báo cáo.  

Nhiệt độ là một yếu tố môi trường quan trọng đối với động vật thủy sản. Được biết cua biển loài Scylla serrata có tỷ lệ sống cao ở 25–30°C, tuy nhiên những con cua này nuôi ở 35°C lại có tỷ lệ chết 100% do cua không lột xác được. Ở một khía cạnh khác về nhiệt độ thấp, ấu trùng cua huỳnh đế (Lithodes santolla) ở nhiệt độ 3°C thì tỷ lệ sống bắt đầu giảm nhanh chóng. Nhịp tim của ghẹ xanh (Portunus segnis) chậm lại và cuối cùng ghẹ chết ở nhiệt độ dưới 5°C. Hơn nữa, ảnh hưởng nhiệt độ đối với cua cũng được đánh giá qua các thông số về tăng trưởng và phát triển, căng thẳng, khả năng miễn dịch trao đổi chất.

Nhiệt độ dưới mức tối ưu gây ra các phản ứng oxy (ROS) quá mức trong cơ thể sinh vật. ROS quá mức có thể gây ra tổn thương oxy hóa, tổn thương DNA và tế bào, dẫn đến tổn thương mô và ảnh hưởng đến chức năng của tế bào. Để ngăn ngừa stress oxy hóa và duy trì cân bằng nội môi, các sinh vật đã tiến hóa các enzym chống oxy hóa như catalase (CAT), superoxide dismutase (SOD) và glutathione peroxidase (GPX), cũng như một số chất như glutathione, axit ascorbic và metallicothionein, những chất này là những chất chống oxy hóa không có enzyme. Malondialdehyd (MDA) là sản phẩm cuối cùng của quá trình peroxy hóa lipid màng và hàm lượng của nó có thể xác định mức độ căng thẳng oxy hóa.

Tuy nhiên, căng thẳng quá mức vượt quá mức chịu đựng của sinh vật có thể gây ra tổn thương oxy hóa hoặc chết. Apoptosis là quá trình chết tế bào được điều chỉnh bởi các gen rất quan trọng trong việc loại bỏ các tế bào bị tổn thương và hoại tử để duy trì trạng thái cân bằng động của cơ thể. Ngoài ra, stress nhiệt có thể tăng cường quá trình tổng hợp protein sốc nhiệt, đóng vai trò thiết yếu trong việc chống lại stress. Bao gồm, HSP70 và HSP90 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Hay HSP10, HSP40, HSP60 và protein điều hòa glucose 78 (GRP78) là thành viên của họ HSP70. Đối với động vật giáp xác, sự biểu hiện của các gen liên quan đến HSP liên quan đến sự điều chỉnh tăng trong điều kiện căng thẳng lạnh và căng thẳng nhiệt.


Ngoài việc nuôi và sản xuất giống thì những hiểu biết về loài này rất hạn chế so với loài giáp xác khác là tôm

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm đối với cua biển cái có trọng lượng trung bình 350g, trước khi thử nghiệm, cua được nuôi riêng trong RAS cua để thích nghi trong ba tuần và cho ăn bốn con nghêu tươi mỗi con lúc 9:00 sáng (nhiệt độ nước 15–17 °C), thực hiện các điều chỉnh tương ứng theo sự săn mồi của ngày hôm trước. Sau ba tuần, 144 con cua khỏe mạnh được chọn ngẫu nhiên và bố trí thí nghiệm đánh giá sự ảnh hưởng của các mức nhiệt độ khác nhau (8, 12, 16 và 20°C) lên tỷ lệ sống, khả năng chống oxy hóa và biểu hiện gen protein sốc nhiệt (HSP), thời gian thử nghiệm kéo dài 8 tuần. Nhóm tác giả nhận định sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống của cua biển là theo đường parabol, với tỷ lệ sống cao nhất và thấp nhất xảy ra tương ứng ở 16°C và 8°C. Cụ, thể, tỷ lệ sống ở 16°C là 88,9 ± 9,6% và 8 °C là 22,2 ± 9,6%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

Ngoài ra, tỷ lệ sống không khác biệt đáng kể giữa các nhóm 12°C, 16°C và 20°C (P > 0,05). Kiểm tra mô học của gan tụy cho thấy cấu trúc mô gan tụy vẫn còn nguyên vẹn và ranh giới tế bào được quan sát rõ ràng ở 16°C và 20°C. Tuy nhiên, các tế bào gan tụy ở nhóm 12°C và 8°C tương ứng là không bào và không rõ ràng.

Hơn nữa, mức độ cao của phản ứng oxy (ROS) và malondialdehyd (MDA) và mức độ thấp của khả năng chống oxy hóa (T-AOC) và superoxide dismutase (SOD) trong gan tụy đã được quan sát thấy ở nhóm 8°C. Sự biểu hiện gen HSP60 và HSP70 đã được điều chỉnh tăng đáng kể, nhưng biểu hiện gen HSP10, HSP40, HSP90 và protein điều hòa glucose 78 (GRP78) đã được điều chỉnh giảm ở 8°C.

Nhìn chung, những kết quả này cho thấy rằng nhiệt độ đan xen ảnh hưởng lớn đến sự sống sót của cua biển và những tác động này có thể được điều hòa thông qua chất chống oxy hóa, phản ứng HSP và quá trình chết theo chương trình.

Đáng chú ý, nhiệt độ đan xen tối ưu cho S. paramamosain được ngoại suy là 14,2–16,1°C. Điều này cho thấy cần quan tâm đến việc kiểm soát nhiệt độ trong quá trình trú đông của cua biển. 

Kết quả của nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ nâng cao hiểu biết về sự thích nghi sinh lý cua biển S. paramamosain với nhiệt độ và tối ưu hóa việc quản lý mùa đông của cua biển. Đây cũng là cơ sở để tiếp tục các nghiên cứu về ngưỡng nhiệt độ cao ảnh hưởng đến cua biển, đáp ứng trước bối cảnh nhiệt độ ngày càng nóng lên như hiện nay, và đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện bệnh tật trên cua.

Đăng ngày 24/04/2023
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 17:50 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 17:50 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 17:50 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 17:50 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 17:50 18/11/2024
Some text some message..