Nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Tại lễ khai mạc Hội chợ Quốc tế Thủy sản Việt Nam 2015 (VIETFISH 2015) ngày 24-8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, Việt Nam đã và đang kí kết nhiều hiệp định thương mại quan trọng, sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam, trong đó là thị trường xuất khẩu.

hội chợ
Du khách tham quan Hội chợ Vietfish.

Hiện Việt Nam đứng trong nhóm 5 quốc gia cung cấp hàng đầu thủy sản cho thế giới, VIETFISH 2015 sẽ là cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam giới thiệu những sản phẩm chất lượng đến các đối tác nước ngoài.

Hiện Việt Nam và EU đã cơ bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), hai nước đang tiến hành rà soát văn bản pháp lý để có thể đi đến ký kết hiệp định trong thời gian tới.

Việc ký kết EVFTA sẽ là vận hội mới để doanh nghiệp Việt Nam gia tăng xuất khẩu; tập trung vào những mặt hàng truyền thống, có thế mạnh như nông, thủy sản, hàng dệt may, da giày, đồ gỗ nhờ ưu đãi mở cửa thị trường của EU. Theo đó, 99% số dòng thuế sẽ được EU mở cửa thị trường trong vòng 7 năm cho các mặt hàng của Việt Nam.

Việc mở cửa thị trường sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong xuất khẩu, tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề  ngành thủy sản Việt Nam phải cố gắng để có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp thủy sản phát triển toàn diện về mọi mặt để không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản mà còn tạo điều kiện mang lại lợi ích cho hàng ngàn hộ dân nuôi trồng thủy sản…

VIETFISH 2015  có 188 đơn vị thuộc 16 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, với 317 gian hàng tham gia triển lãm, diễn ra từ ngày 24 đến ngày 26-8-2015 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM.

Trong thời gian này Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và VASEP sẽ đồng tổ chức 11 hội thảo quan trọng liên quan đến ngành thủy sản phát triển thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.

Báo Hải Quan, 24/08/2015
Đăng ngày 25/08/2015
Lê Thu
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 16:41 02/05/2024

Sò tai tượng: Kho báu nơi đại dương

Sò tai tượng được biết đến là động vật thân mềm có kích thước lớn nhất. Không chỉ có kích thước khủng, chúng còn mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế và thẩm mỹ.

Sò tai tượng
• 16:41 02/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 16:41 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 16:41 02/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 16:41 02/05/2024