Nhiều cơ hội đảo ngược quyết định của DOC với cá tra, basa

Ông Matthew McConkey, Luật sư tư vấn của Việt Nam về vấn đề này, khẳng định Việt Nam còn 6 tháng để đảo ngược tình thế.

luat sư
Luật sư McConkey

Ngày 5/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ về thuế suất đối với các sản phẩm các tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam. Với mức thuế trung bình lên tới 2,11 USD/kg, quyết định của DOC sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng trăm ngàn nông dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Đáng chú ý là trong lần rà soát hành chính lần thứ 9 này, Bộ Thương mại Mỹ đã chọn nước tham chiếu để áp thuế là Indonesia, quốc gia có điều kiện kinh tế, nuôi trồng và chế biến hoàn toàn khác với Việt Nam. Hơn nữa, Indonesia lại không nằm trong danh sách các nước được chọn để tham chiếu mà DOC đã công bố trước đó. Phóng viên VOV tại Mỹ đã có cuộc trao đổi với ông Matthew McConkey, Luật sư tư vấn của Việt Nam về vấn đề này.

PV: Thưa luật sư McConkey, ông có thể giải thích lý do tại sao Bộ Thương mại Mỹ lại quyết định chọn Indonesia chứ không phải Bangladesh nước có điều kiện sản xuất cá da trơn tương đồng với Việt Nam và đã nhiều lần được chọn để tham chiếu?        

Luật sư McConkey: Tôi thực sự sốc khi DOC chọn Indonesia làm nước tham chiếu để tính thuế nhập khẩu đối với cá tra và basa của Việt Nam. Theo thông lệ, trước mỗi đợt rà soát, DOC đều công bố danh sách các nước có thể được chọn để tham chiếu.

Trong lần rà soát thứ 9, Indonesia không nằm trong danh sách trên do DOC chọn nước tham chiếu dựa trên Tổng thu nhập quốc gia (GNI), trong khi tổng thu nhập quốc gia giữa Việt Nam và Indonesia lại hoàn toàn khác nhau.

Chính vì vậy mà ban đầu chúng tôi dự đoán rằng nước so sánh lần này sẽ là Bangladesh hoặc Philippines.

Trong quyết định sơ bộ, DOC không nêu chi tiết lý do bác bỏ Bangladesh và Philippines nhưng tôi có thể tóm lược một số nguyên nhân sau. Vấn đề cố hữu đối với Bangladesh là nước này không cung cấp đầy đủ dữ liệu ra thị trường quốc tế, khiến chúng tôi cũng như DOC rất khó tìm kiếm thông tin. Trong quyết định sơ bộ, DOC tuyên bố không xem xét Bangladesh do thiếu thông tin.

Đối với Philippines, DOC cho rằng quy mô ngành công nghiệp sản xuất cá da trơn tại đây còn nhỏ, đồng thời bày tỏ quan ngại về độ chính xác của những dữ liệu liên quan đến giá cá tươi tại đây. Do vậy, DOC cũng bác bỏ trường hợp Philippines và quyết định trở lại với Indonesia. Việc Indonesia không nằm trong danh sách nước tham chiếu là yếu tố quan trọng để chúng ta đấu tranh với DOC trong thời gian tới.    

PV: Theo thông báo, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 3/2014, vậy trong thời gian tới Việt Nam cần làm gì để có thể thay đổi quyết định phi lý của cơ quan này, thưa ông?

Luật sư McConkey: Vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần khẳng định là quyết định của DOC mới chỉ là quyết định sơ bộ. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào tháng 3/2014 và từ giờ cho đến khi đó sẽ còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Chính phủ Việt Nam, VASEP và các nhà sản xuất cá tra, basa sẽ phối hợp cùng các luật sư tiến hành nghiên cứu bổ sung tại các nước liên quan, tiếp theo là quá trình tranh tụng, điều trần… để DOC có thể thay đổi quyết định về nước tham chiếu. Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Bangladesh để họ có thể cung cấp cho DOC những thông tin xác thực về giá cá tươi nội địa.

Ngoài ra, chúng ta sẽ phối hợp với chính phủ và các nhà chế biến cá Indonesia để tìm kiếm những thông tin chứng minh với DOC rằng Indonesia không phải là nước có thể sử dụng để tham chiếu.

Về phía Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có các nhà cung cấp và khách hàng tại Indonesia và họ có thể hỗ trợ chúng tôi trong vấn đề này. Một điều cần ghi nhớ là trong 3 lần rà soát hành chính gần đây nhất, quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng của DOC đều hoàn toàn khác nhau.

Trong lần rà soát thứ 6, DOC chọn Philippines làm nước tham chiếu nhưng sau đó lại chuyển sang Bangladesh. Lần tiếp theo, DOC chọn Indonesia nhưng sau đó đổi thành Bangladesh. Trong lần rà soát gần đây nhất, Bangladesh được chọn trong quyết định sơ bộ nhưng nước tham chiếu cuối cùng lại là Indonesia. Chúng ta còn 6 tháng nữa để đảo ngược quyết định của DOC và tôi hy vọng quyết định cuối cùng của DOC sẽ khác với quyết định sơ bộ, như những gì đã diễn ra trong 3 kỳ rà soát vừa qua.

PV: Trong những năm gần đây, các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ luôn phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp. Theo ông, đây chỉ là những tranh chấp thương mại đơn thuần hay còn có lý do nào khác?

Luật sư McConkey: Từ góc độ kinh tế vĩ mô, tôi cho rằng việc phải đối mặt với các vụ kiện như vậy là điều đáng mừng đối với Việt Nam. Có thương mại quốc tế là có xung đột và tranh chấp thương mại. Có người đã hỏi tôi là làm thế nào để Việt Nam tránh được tranh chấp thương mại quốc tế và câu trả lời rất đơn giản thôi: hãy ngừng xuất khẩu hàng hóa. Không xuất khẩu thì sẽ không có kiện tụng.

Sự gia tăng của các vụ kiện chống bán phá giá và trợ cấp cũng đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều khách hàng ưa chuộng hàng Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia thị trường quốc tế, tranh chấp thương mại là điều hiển nhiên. Hơn nữa, các vụ kiện như trên không đi ngược lại quy định của Tổ chức Thương mại Quốc tế.

Tôi cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều tranh chấp thương mại nữa, ngay cả trong phạm vi ASEAN. Tuy nhiên, đối với cá nhân từng doanh nghiệp thì các vụ kiện chống bán phá gia và trợ cấp thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Một trong những giải pháp là bổ sung giá trị gia tăng cho các sản phẩm. Sản phẩm càng nhiều giá trị gia tăng thì khả năng bị kiện càng thấp.

Ví dụ như fillet cá, một sản phẩm cơ bản. Hiện nay nhiều công ty đã giới thiệu các bữa ăn giá trị gia tăng, bao gồm, cơm, rau và cá, rất tiện lợi cho khách hàng Hoa Kỳ. Những sản phẩm như vậy không nằm trong phạm vi quy định khởi kiện chống bán phá giá.

PV: Xin cảm ơn ông!

VOV
Đăng ngày 07/09/2013
Nhật Quỳnh/VOV-Washington
Kinh tế

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Thúc đẩy kinh tế vùng cao Việt Nam từ các loài cá đặc sản

Các loài cá đặc sản được xem nguồn tài nguyên quý giá tại các vùng cao Việt Nam, không chỉ góp phần cải thiện đời sống kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển du lịch và tạo dựng bản sắc địa phương.

Cá tầm
• 10:51 28/10/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 13:41 01/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 13:41 01/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 13:41 01/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 13:41 01/11/2024

Ứng dụng xu hướng công nghệ sinh học trong ngành nuôi tôm 2024-2025

Giai đoạn 2024-2025 dự báo sẽ là thời kỳ bùng nổ của các ứng dụng này nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và chính sách hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.

Tôm thẻ
• 13:41 01/11/2024
Some text some message..