Nhiều loài cá ngừ sắp tuyệt chủng

Tương lai của ngành công nghiệp lớn nhất thế giới – đánh bắt cá ngừ – sẽ được quyết định tại một hội nghị ở Cains, Úc, trong tuần này, theo AFP. Các đảo quốc yêu cầu kiểm soát chặt hơn việc đánh bắt loài cá này mà hiện nay đã đạt doanh số 7 tỉ USD mỗi năm.

đánh bắt xa bờ
Cá ngừ đại dương vây xanh đang chịu áp lực rất lớn từ những tàu đánh bắt xa bờ. Ảnh: TLCK

Năm ngoái sản lượng đánh bắt cá ngừ từ Thái Bình Dương đã đạt mức kỷ lục 2,65 triệu tấn, chiếm 60% sản lượng hải sản. Việc đánh bắt hầu hết được thực hiện bởi các đội tàu đánh xa bờ của châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Nhiều đảo quốc có nguồn thu nhập chính từ cá ngừ tỏ ra lo ngại sản lượng cá đang trở nên không bền vững và muốn hành động tại hội nghị của uỷ ban Thuỷ sản tây và trung Thái Bình Dương (WCPFC) từ ngày 2 – 6.12. “Nếu các nước/lãnh thổ đánh bắt xa bờ ủng hộ tính bền vững của nguồn lợi, họ cần phải cam kết giảm 30% sản lượng đánh bắt”, giám đốc thuỷ sản quần đảo Marshall Glen Joseph nói, “Đây không phải vấn đề họ nên làm hay không, mà họ phải làm hoặc đối mặt với các hậu quả”.

Một nghiên cứu của nhóm môi trường thuộc Pew Foundation đã phát hiện trữ lượng cá ngừ vây xanh, được những kẻ ghiền sushi đánh giá cao, đã giảm 96% so với mức độ ban đầu, với cá chưa trưởng thành chiếm phần lớn các mẫu điều tra. Nhiều loài sắp tuyệt chủng. Kết quả là loại cá ngừ mắt to được dân ghiền sushi ưa chuộng, đang bị sức ép nặng nề, trong khi việc đánh bắt cá ngừ vằn và ngừ vây vàng để đóng hộp cũng đang tăng đều đặn. Cơ quan thuỷ sản biển đảo Thái Bình Dương cho biết hội nghị Cairns là thử thách cuối cùng về sự cần thiết phải cải tổ. “Hội nghị được kỳ vọng là sẽ sôi nổi và gây tranh cãi, với nhiều quốc gia đánh bắt cá xa bờ chống lại nỗ lực cải thiện việc quản lý nguồn cá ngừ của các đảo quốc”, giám đốc cơ quan nói trên James Movick nói.

Một vấn đề trọng tâm đối với chiến dịch ủng hộ cải tổ là bản chất lộn xộn của WCPFC. Uỷ ban này được thành lập cách đây mười năm để quản lý đánh bắt cá trong một khu vực đại dương rộng lớn chiếm 20% bề mặt trái đất. Đó là một tổ hợp 25 thành viên, gồm từ đảo nhỏ Niue (1.200 dân) đến EU, và ra các quyết định bằng sự đồng thuận, chính điều đó làm cho khó mà đạt được bất kỳ chuyện gì. “Thời gian không còn nhiều cho WCPFC chứng minh rằng nó có khả năng bứt phá”, phó giám đốc cơ quan Diễn đàn thuỷ sản Wez Norris nói.

Một tín hiệu hy vọng cho các nhà cải tổ là Nhật và Philippines đã có một đề xuất chung với tám đảo quốc về việc áp dụng các biện pháp bảo tồn, trong đó có cả việc cắt giảm quota đánh bắt cá ngừ mắt to.

Tổ chức Greenpeace cho biết có hơn 3.300 tàu cá bóc lột sản lượng cá ngừ của Thái Bình Dương và ít nhất 45 chiếc đang được đóng mới trong các xưởng châu Á, vì nhu cầu cá đang tăng và trữ lượng nơi khác đang cạn kiệt.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 01/12/2013
Đăng ngày 03/12/2013
Thảo Nguyên
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:51 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:51 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 03:51 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:51 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:51 23/11/2024
Some text some message..