Nhiều nhà máy chế biến hải sản có thể đóng cửa do thiếu nguyên liệu

Theo Tổng Thư ký VASEP, giá xăng dầu tăng cao là một yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm.

nhà máy cá ngừ
Nhà máy chế biến cá ngừ đóng hộp. Ảnh: VASEP

Hải sản (khai thác từ biển) là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) VASEP, 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt 553 triệu USD, tăng 56%; cá biển khác đạt gần 950 triệu USD, tăng 12%; nhuyễn thể đạt 400 triệu USD, tăng 20,5% và cua ghẹ, giáp xác khác đạt hơn 100 triệu USD, tăng 40,8%. 

Tuy nhiên, theo dự báo của chuyên gia VASEP, tốc tăng trưởng này có thể chậm lại trong 6 tháng cuối năm do nhà máy chế biến hải sản bị giảm 60-90% nguyên liệu thu mua trong nước và không bù đắp được từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hàng trăm nhà máy phụ thuộc 100% nguyên liệu trong nước sẽ phải đóng cửa trong 3-6 tháng tới.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết giá xăng dầu tăng cao là một yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm. Giá dầu diesel tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác của ngư dân vùng biển. Với chi phí hơn 1,5 tỷ đồng/chuyến, ngư dân không dám ra khơi vì thua lỗ, còn nhà máy thủy sản cũng không có nguyên liệu để chế biến, xuất khẩu.

Ông Ngô Viết Hoài, Phó Tổng giám đốc CTCP Chế biến Xuất nhập khẩu Bà Rịa - Vũng Tàu (Baseafood) cho biết toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 5.800 tàu khai thác thì đã có 4.000 tàu cá nằm bờ. Trước kia, nhiên liệu xăng dầu chỉ chiếm 40-50% tổng chi phí chuyến biển thì nay đã tăng lên 75-85%. Trải qua 12 đợt tăng giá trong 6 tháng đầu năm, tàu cá thua lỗ, các nhà máy chế biến thủy sản nhỏ và vừa không có nguyên liệu nên đã ngừng sản xuất. Riêng Baseafood, nguồn nguyên liệu hải sản cho chế biến đã giảm 80-90% cuối năm trước. Các doanh nghiệp lớn hơn muốn tồn tại buộc phải tìm nguồn nhập khẩu từ Indonesia, Thái Lan, Malaysia… hoặc gia công cho đối tác nước ngoài. 

Theo đại diện của CTCP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex), thiếu nguyên liệu doanh nghiệp phải tiết giảm tối đa các khoản chi phí, đồng thời phải tìm kiếm nguồn cung thay thế ở các tỉnh khác như Cà Mau, Kiên Giang… nhưng vẫn không đủ. Doanh nghiệp muốn nhập khẩu cũng không dễ vì thuế nhập khẩu cao hơn so với Thái Lan, Indonesia, vấn đề C/O (quy tắc xuất xứ hàng hóa)…

Mới đây, VASEP cũng cho biết, các doanh nghiệp phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu cá ngừ từ các nước chưa có FTA với Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để cạnh tranh so với các thị trường nguồn cung khác.

Người Đồng Hành
Đăng ngày 15/07/2022
Phương Chi
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 19:20 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 19:20 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 19:20 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 19:20 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 19:20 18/01/2025
Some text some message..