Nhiều tỉnh ĐBSCL công bố khẩn cấp thiên tai do xâm nhập mặn cấp độ 1

Tính đến ngày 1-2, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã phải công bố tình huống khẩn cấp thiên tai do xâm nhập mặn ở cấp độ 1.

Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn ở ĐBSCL (Kịch bản A2-nước biển dâng 30cm). (Ảnh minhhọa: moitruong.vn)

Cụ thể, theo Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An, từ ngày 28-1 và dự báo đến ngày 4-2, ranh giới độ mặn 4g/lít xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 45km ở Vàm Cỏ Tây (huyện Châu Thành) và hơn 49km ở sông Vàm Cỏ Đông (huyện Tân Trụ). Trước tình trạng hạn, mặn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, mới đây UBND tỉnh Long An đã có quyết định công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh, với cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn cấp độ 1.

Tại Tiền Giang, địa phương này cũng đã phải ra quyết định công bố tình huống thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn ở cấp độ 1. Quyết định yêu cầu các sở, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các công việc về phòng, chống xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Sóc Trăng Đặng Văn Ngọ cho biết: “Để đảm bảo cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân vào đợt hạn, mặn năm 2021, đơn vị đã tiến hành cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước mặt của nhà máy (ảnh). Hồ chứa hiện đã tăng lượng nước dự trữ từ 100.000m3 lên 180.000m3. Trong tình huống khẩn cấp có thể giải quyết phần nào tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt tại những địa phương bị xâm nhập mặn nghiêm trọng”. Bí thư Huyện ủy Long Phú (Sóc Trăng) Nguyễn Thanh Hùng nhận định, với những thiệt hại to lớn từ xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2020, địa phương đã tập trung tuyên truyền người dân không “xé rào” xuống giống lúa vụ 3. Đồng thời, khuyến cáo người dân chuyển đổi cây trồng, nhất là cây trồng ngắn ngày, nhằm ứng phó với hạn mặn 2021 được dự báo là gay gắt và khốc liệt…

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam lưu ý, việc hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả nước xuống hạ du sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước về ĐBSCL và mặn lên cao đúng dịp Tết Tân Sửu. Các địa phương cần chủ động biện pháp phòng chống hạn mặn từ bây giờ, như: vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước ngọt càng nhiều càng tốt nhằm phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong dài hạn của mùa khô.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 03/02/2021
Tuấn Quang
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 06:31 18/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 06:31 18/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 06:31 18/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 06:31 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 06:31 18/12/2024
Some text some message..