Nhiều vùng nuôi thủy sản bị dịch bệnh - Lúng túng xử lý, ngăn chặn

Do ảnh hưởng của tình hình thời tiết và nguồn nước phục vụ sản xuất bị ô nhiễm nặng nên nhiều vùng nuôi thủy sản tại Hải Phòng có hiện tượng tôm, cá chết hàng loạt. Cả người dân và chính quyền địa phương đều lúng túng trong triển khai các biện pháp xử lý.

Nuôi tôm công nghiệp
Nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn phường Hải Thành, quận Dương Kinh. Ảnh: Duy Lê

Thủy sản nuôi chết hàng loạt

Bà Bùi Thị Tới, ở thôn Cốc Liễn, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy cho biết: “Năm nay, gia đình tôi thả 3.000 con cá rô phi từ tháng 5, hy vọng được thu hoạch vào tháng 9 tới… Nhưng cho đến thời điểm này, trong ao gần như không còn sản phẩm. Cá chết từ đầu đợt nắng nóng vào cuối tháng 6 cho đến tận bây giờ. Nuôi cá nhiều năm, năm nào tình trạng cá chết cũng xảy ra sau các đợt nắng nóng kéo dài, nhưng gia đình tôi chưa có cách giải quyết”.

Cũng giống như gia đình bà Tới, hơn 1 tháng qua, tình trạng cá nước ngọt chết hàng loạt diễn ra khá phổ biến tại các hộ nuôi quanh khu vực. Ông Nguyễn Duy Quyền, ở thôn Kính Trực, xã Tân Phong (Kiến Thụy) khá lo lắng khi toàn bộ 4000 cá rô phi trong ao nuôi của gia đình chết rải rác, thiệt hại rất lớn. Theo tổng hợp chưa đầy đủ của cơ quan Thú y, từ cuối tháng 6 đến nay, tình trạng cá nuôi nước ngọt chết phổ biến ở hai huyện Tiên Lãng và Kiến Thụy với tỷ lệ chết tới hơn 70%. Tại huyện Tiên Lãng, gần 3 ha diện tích ao nuôi nước ngọt của hàng chục hộ dân có hiện tượng cá chết, tập trung ở xã Tiên Hưng và khu vực các xã lân cận. Tại huyện Kiến Thụy, gần 2,5 ha ao nuôi có hiện tượng cá chết, tập trung ở các xã Tú Sơn, Minh Tân và Tân Phong.

Cùng với diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, nhiều đầm nuôi thủy sản nước lợ với đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng cũng bị thiệt hại nặng trong hơn 1 tháng qua, nhất là tại các vùng nuôi tôm tập trung của quận Đồ Sơn, Dương Kinh và huyện Tiên Lãng. Ông Hoàng Đình Tảo, người dân ở phường Tân Thành (Dương Kinh) cho biết: “Tôi nuôi tôm sú quảng canh trên diện tích 4.300m2, thả 6,6 vạn con giống. Sau khoảng 14 - 16 ngày sau, tôm có dấu hiệu kém hoạt động, bơi dạt bờ, nổi đầu, kém ăn. Từ đầu tháng 7 đến nay thì tôm chết rải rác. Khi vớt xác tôm để xử lý vôi bột, tôi phát hoảng phát hiện tôm dị hình, râu quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Ngoài khu đầm của tôi, nhiều đầm nuôi khác cũng có hiện tượng tôm bị như vậy. Chúng tôi thiệt hại không nhỏ vì đầu tư cho con giống khá lớn. Nhiều hộ trong khu nuôi thủy sản, sau khi thấy thả giống đợt 1 không hiệu quả đã thả đợt giống thứ hai, nhưng tôm lại tiếp tục kém ăn, chết rải rác”.

Tại xã Tiên Hưng (huyện Tiên Lãng) có 20 ha nuôi tôm bị chết rải rác do nhiễm dịch bệnh hoại tử gan tụy. Trong đó khi tại xã Đông Hưng cũng có hơn 20/308 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh chết, với tỷ lệ tôm chết lên tới hơn 70%.

Môi trường ô nhiễm, con giống kém chất lượng

Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng, qua kiểm tra, lấy mẫu, cơ quan chuyên môn xác định, cá tại các vùng nuôi nước ngọt bị chết do nhiễm các loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh lở loét. Nhiều mẫu nước tại các vùng nuôi có mật độ vi khuẩn gây hại vượt cao so với ngưỡng cho phép. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do trong quá trình nuôi người dân không chú ý giữ môi trường vùng nuôi, tận dụng bã thải trong quá trình chăn nuôi để cho cá ăn.

Tại các vùng nuôi tôm nước lợ, tôm được xác định nhiễm các bệnh: hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô, đốm trắng và bệnh hoại tử gan gan tụy cấp do vi rút, vi khuẩn gây ra. Các bệnh này do vi rút gây ra, là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch theo Thông tư 83 của Bộ Nông nghiệp- PTNT. Bệnh này có khả năng lây truyền nhanh và gây thiệt hại lớn cho người nuôi thủy sản vì khi có biến động về môi trường nước, tỷ lệ tôm nhiễm bệnh bị chết tới 80 - 100%, môi trường nuôi ổn định thì tỷ lệ tôm nhiễm bệnh chết thấp hơn, nhưng đến thời kỳ thu hoạch 90% số tôm bị còi cọc, giá trị thấp. Hiện Chi cục Thú y đang hướng dẫn người dân và chính quyền địa phương các biện pháp xử lý dịch, nhưng việc ứng phó của cơ sở vẫn khá lúng túng. Nhiều diện tích ao nuôi có hiện tượng cá và tôm chết rải rác nhưng không thông báo cho chính quyền và cơ quan chức năng, nên khó tổng hợp và kiểm soát tình hình.

Theo các cán bộ của HTX nuôi trồng thủy sản Tân Thành, hiện địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn dịch. Có hai nguyên nhân gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và tế bào biểu mô, đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi ở địa phương; con giống kém chất lượng và môi trường nuôi không bảo đảm. Đây cũng đang là hai vấn đề khó của vùng nuôi Tân Thành, Hải Thành (Dương Kinh) và quận Đồ Sơn. Hiện toàn bộ giống tôm các hộ nuôi lấy qua hơn chục đại lý trên địa bàn. Các đại lý này đều lấy con giống từ Nha Trang, Quảng Ngãi, Nghệ An, Bình Định, Huế, Đà Nẵng ra. Năm nay, ngay từ đầu vụ, người dân đã phát hiện có lô giống lấy từ miền Trung ra kém chất lượng. Theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đối với đầm tôm bị nhiễm bệnh, không được thay nước ra, vào đầm tránh lây lan dịch bệnh ra diện rộng, xử lý nước ao nuôi bằng hóa chất khử trùng, tiêu độc được phép sử dụng; thường xuyên vệ sinh ao nuôi để loại bỏ thức ăn thừa, tránh ô nhiễm hữu cơ trong ao. Tuy nhiên, hiện cả khu vực nuôi tôm của địa phương hệ thống lấy nước vào và thải nước ra vẫn chung nên khó xử lý các ao nuôi bị bệnh mà không ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác. Môi trường nước phục vụ nuôi thủy sản ở đây hiện cũng đang bị ô nhiễm vì nước thải của các nhà máy trên địa bàn. Nếu không giải quyết được vấn đề chất lượng con giống và môi trường nguồn nước thì e rằng bệnh dịch sẽ tiếp tục lây lan và bùng phát cả trong những vụ nuôi sau”.

Báo Hải Phòng, 14/08/2015
Đăng ngày 17/08/2015
Hoàng Yên
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 03:16 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 03:16 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:16 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 03:16 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 03:16 29/04/2024