Nhọc nhằn nghề cào hến

Nhiều năm qua, bà con nghèo ở xã Bình Long (Châu Phú) đã gắn bó với nghề cào hến. Dù rất vất vả với nghề “hạ bạc” này nhưng cuộc sống của những phận nghèo lại quá bấp bênh...

hến
Cào hến

Đối với những phận đời cào hến, quanh năm họ lấy chiếc xuồng, con nước, dòng kênh để làm kế sinh nhai. Tuy nhiên, cái nghèo vẫn ghì chặt trên đôi vai của họ. Ghé thăm gia đình anh Trương Phước Bình cũng là lúc anh đang bơi chiếc xuồng cào hến cặp bến. Đã 10 năm gắn bó với nghề, anh Bình nếm trải biết bao nổi vất vả, gian truân. Vừa hốt hến vào bao, anh Bình vừa tâm sự: “Mình không có đất ruộng, lại học hành chẳng tới đâu, không nghề nghiệp gì nên đi cào hến kiếm sống. Nhưng mà cực lắm anh ơi, ngày nào được nhiều thì khoảng 150-200 kg, sau khi trừ hết chi phí, cũng kiếm được 120.000-150.000 đồng/ngày; khi nào cào ít quá xem như huề vốn, có khi lỗ cả tiền xăng”. Anh Bình cho biết thêm, nhiều lúc phải lặn lội đến những cánh đồng rất xa, tận Đồng Tháp hoặc sang Campuchia vì đồng gần đã cạn nguồn hến. Nhiều chuyến đi mất đến 3-4 ngày mới trở về nhưng thu hoạch chẳng được bao nhiêu. Nhiều lúc nản lắm nhưng không làm nghề này thì chẳng biết lấy gì để sống…

Nhìn xuống dòng nước kênh, anh Bình tâm sự: “Bây giờ dù bắt được ít nhưng cũng kiếm sống được, vài bữa nữa nước lên cao, không cào hến được thì chưa biết làm gì để sống. Chắc khi đó tôi theo nghiệp đoàn máy gặt đập liên hợp, cũng kiếm được tiền nhưng không phải có việc hoài, làm một bữa nghỉ hai, ba bữa”. Nhìn nét âu lo trên gương mặt anh, chúng tôi như thấy được sự vất vả của những con người đã ngụp lặn nhiều năm cùng nghề cào hến.

Nói về những cơ cực của nghề, anh Nguyễn Văn Thiền ở gần đó bộc bạch: “Nghề này cực lắm, mình phải ngụp lặn dưới nước suốt ngày, lạnh không chịu nổi. Những tháng gió bấc về, lạnh tới mức không dám đụng chân xuống nước, nhưng vì cuộc sống phải ráng nhảy xuống kênh mà cào hến”. Để chuẩn bị cho những chuyến đi đồng xa, anh Thiền và nhiều người khác phải dậy từ 3 giờ sáng, mang cơm nước xuống xuồng rồi rong ruỗi đến những cánh đồng xa tìm hến. Có những chuyến đi vô cùng mệt mỏi, mưa gió nhiều, không cào hến được các anh phải trở về xuồng không. Quay về mà trong lòng nặng nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền nên nhiều người bỏ nghề ra Bình Dương tìm kế mưu sinh. Dù rất cực nhọc mới có thể bảo bọc gia đình nhưng anh Thiền vẫn cố gắng cho con ăn học. Anh tâm sự: “Tôi sẽ ráng lo cho con đi học. Tôi không muốn tụi nó đi cào hến như mình. Đời tôi ngụp lặn đủ rồi, không muốn con cái khổ cực nữa”. Vừa nhanh tay khuấy nồi hến luộc đang sôi sùng sục, anh kể thêm cho chúng tôi nghe những đắng cay của nghề, có khi tới được chỗ cào hến thì bị người dân bản xứ đuổi đi vì họ sợ anh làm lở bờ kênh. Những lúc đó, anh Thiền chỉ biết quệt nước mắt mà tìm chỗ khác. Nhìn gương mặt sạm nắng của anh, chúng tôi càng hiểu hơn về sự gian truân, bấp bênh của nghề cào hến.

Khoảng 2 năm nay, do ngày càng có nhiều người đi cào hến nên anh Bình, anh Thiền vốn đã vất vả lại càng vất vả hơn. Nguồn hến trở nên hiếm hoi, cuộc sống của gia đình các anh chật vật hơn nhiều. Họ luôn mơ ước có đủ đồng vốn để tìm hướng làm ăn khác, ổn định kinh tế gia đình và lo cho các con đi học. Tuy nhiên, với cái nghề “bà cậu” này chỉ mong đủ sống qua ngày, chứ không thể dư dả gì. Mỗi khi gia đình có biến cố cần tiền bạc thì đa số đều phải đi mượn nợ,...

Trở về, bước chân đạp lạo xạo trên vỏ hến, chúng tôi cứ nghĩ đến sự nhọc nhằn của những phận đời cào hến. Nghề cào hến xưa nay có mấy ai giàu có?

Báo An Giang
Đăng ngày 25/09/2013
Bài, ảnh: THANH TIẾN
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 02:47 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 02:47 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 02:47 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 02:47 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:47 12/01/2025
Some text some message..