Những biện pháp kỹ thuật để sản xuất giống cá rô phi toàn đực

Sản lượng cá đực trong nuôi trồng thủy sản, nhất là với cá rô phi thì con đực được ưu tiên sản xuất hơn vì nó có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với con cá cái. Bài viết cung cấp những phương pháp kỹ thuật để sản xuất giống cá rô phi toàn đực.

Những biện pháp kỹ thuật để sản xuất giống cá rô phi toàn đực
Cá rô phi giống. Ảnh: Códice Informativo

Hybridization - Sự lai hóa

Ưu điểm quan trọng của phương pháp lai tạo là tránh việc dùng hormon nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều trở ngại:

- Trại giống phải có đủ phương tiện để duy trì cùng một lúc hai loài cá.

- Mức độ thuần chủng của cá bố mẹ rất quan trọng để tạo ra đàn con toàn đực. Việc lưu giữ dòng thuần chủng đòi hỏi phải rất cẩn thận để ngăn ngừa hiện tượng tạp chủng co do cá thất thoát giao phối với nhau. Con lai thường có kiểu hình giống bố mẹ không thể phân biệt được và khi giao phối không cho tỉ lệ con đực cao.

- Các chỉ tiêu sinh sản như: tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở của các công thức lai xa thường thấp hơn so với cùng một loài vì cơ chế cách ly sinh sản. Do đó, sản lượng cá bột thường thấp.

- Khi chọn bố mẹ tham gia sinh sản, nếu xác định giới tính sai có thể sẽ cho ra đàn con có nhiều con cái.

Sản xuất cá siêu đực

Cũng như phương pháp lai xa, phương pháp tạo cá siêu đực để tạo đàn cá đơn tính có ưu điểm là không gây lo ngại về sự ảnh hưởng của hormon đến người tiêu dùng và hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường. Phương pháp này rất có triển vọng, nhưng hiện nay vẫn chưa được ứng dụng trong sản xuất đại trà bởi vì việc tạo ra đàn cá siêu đực đòi hỏi phải có kỹ thuật viên có kinh nghiệm và phải trải qua nhiều bước kiểm tra thế hệ đàn con. Nếu cá siêu đực được sản xuất rộng rãi và với giá cả hợp lý thì việc ứng dụng kỹ thuật siêu đực trong tạo quần cá đơn tính mới được phổ biến (Griffin, 2003).

Sản xuất cá siêu đực là một thành công rất lớn trong nghề nuôi cá rô phi. Phương pháp này dựa trên giả thuyết một gen qui định giới tính với con cái ở dạng đồng giao tử XX và con đực ở dạng di giao tử XY. Kiểu xác định giới tính này thể hiện ở cá O. niloticusO. mossambicus.

Khâu đầu tiên trong kỹ thuật sản xuất cá rô phi siêu đực là tạo cá cái chuyển giới tính (XY). Cá cái chuyển giới tính được tạo ra bằng cách dùng diethystibestrol (DES) trộn vào thức ăn cho cá ăn ở giai đoạn ương cá bột. Sau đó, cá cái chuyển giới tính được xác định thông qua kiểm tra thế hệ con khi cho chúng giao phối với cá đực chuyển giới tính (XX) của cùng một dòng. Tiếp tục cho cá cái XY giao phối với con đực XY để cho ra đàn con có ¼ (theo lý thuyết) cá siêu đực YY. Con đực YY được xác định bằng lai phân tích với con cái thường XX. Thế hệ đàn con của chúng sẽ có tỉ lệ đực: cái lớn hơn 1:1 có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1%.

Tuy nhiên, việc áp dụng kỹ thuật cá siêu đực với mỗi dòng cá khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. 

Sex Reversal - Đảo ngược giới tính

 Sex-Reversal là một phương pháp rất phức tạp đòi hỏi phải ấp nở trứng. Trứng thu được chứa trong ô theo từng giai đoạn, sau đó vận chuyển trứng về hệ thổng bể ấp tuần hoàn và ấp riêng theo giai đoạn phát triển của chúng. Trứng giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 được ấp trong bình vây hoặc phểu, trứng giai đoạn 3 đến giai đoạn 4 được ấp trong khay. Trong điều kiện nhiệt độ ổn định 28 – 30oC, trứng ấp 4 – 6 ngày sẽ nở hết. Cá bột tiêu hết noãn hoàng được cân mẫu định lượng và chuyển ra gièo ương.Giai đoạn này cá có trọng lượng trung bình 0,01g. Nói chung, thời gian này ngắn hơn nhiều trong cá nước ấm so với cá nước lạnh.

Kỹ thuật đảo ngược giới tính phụ thuộc vào một số yếu tố như loài, hiệu quả của thao tác, tính hợp pháp và mối quan tâm của công chúng. Các yếu tố môi trường chính ảnh hưởng đến đảo ngược giới tính là nhiệt độ và oxy hòa tan. 

Có 2 kỹ thuật đảo ngược giới tính cá:

1. Phương pháp trộn hormon vào thức ăn

Việc đảo ngược giới tính bằng đường miệng được tiến hành với sự bắt đầu cho ăn hormone ngoại sinh trên cá con trước khi phân biệt tuyến sinh dục. 17α-Methyltestosterone có hiệu quả trong sản xuất kiểu hình giới tính đực của cá rô phi. 

Sự đảo ngược giới tính bằng cách sử dụng hormone đã thành công ở cá rô phi sông Nile (Oreochromis niloticus L.). Trong thí nghiệm Sreenivasa V and L Prabhadevi 2018, cá rô phi được thu thập từ miệng cá cái ấp trứng và cho ăn 17α Methyltestosterone (17 α MT) thức ăn hỗn hợp với liều 40 mg/kg thức ăn, 50 mg/kg và 60mg/kg để tạo ra cá rô phi toàn đực. 17 α-MT được kết hợp vào một chế độ ăn có chứa 30% protein và chế độ ăn kéo dài cho 50 ngày. Tổng chiều dài trung bình của cá con được sử dụng là 1,59 cm và trọng lượng 0,48g. 

Sau 21 ngày điều chỉnh giới tính, 86,66% số cá trong nhóm sử dụng 60 mg 17α Methyltestosterone / kg chuyển thành con đực với tỷ lệ tử vong 3,33%. Trong nhóm điều trị 50 mg / kg 75% số cá con là con đực tương tự với liều 40 mg /kg có tỉ lệ cá đực là 53,3%. Thí nghiệm cũng cho thấy tỷ lệ % con đực thấp hơn khi nhiệt độ thấp (20 đến 24 °C) và oxy hòa tan trong nước thấp hơn một chút so với giá trị khuyến cáo (4 mg / L) cho giá trị tối ưu. Nghiên cứu của P. O. Angienda và cộng sự 2010 cũng cho thấy nhiệt độ tối ưu cho tỉ lệ giới tính và tỷ lệ sống chuyển đổi giới tính là 36 ± 0,5 ° C. 

2. Phương pháp ngâm hormon:

Phương pháp ngâm cá trong dung dịch hormon với ưu điểm là thời gian xử lý ngắn và thao tác đơn giản. Tuy nhiên, để đạt kết quả chuyển giới tính cao, cần phải nghiên cứu liều lượng, thời gian ngâm hormon và độ tuổi áp dụng trên cá, từ đó rút ra được qui trình thích hợp cho mỗi dòng cá rô phi.

Thắng và Tuấn (2000) đã tiến hành nghiên cứu chuyển giới tính cá rô phi O. niloticus dòng Thái bằng phương pháp ngâm cá trong hormon MT. Theo các tác giả trên, liều lượng và thời gian ngâm hormon thích hợp là 5ppm trong 3-4 ngày và độ tuổi của cá tốt nhất là từ 17-20 ngày sau khi nở, tỉ lệ cá đực đạt được 81,1-81,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá trong giai đoạn xứ lý hormon đều thấp hơn cá không xử lý hormon. Tỉ lệ sống của cá trong giai đoạn xử lý hormon đạt từ 74-84% (thấp hơn so với cá không xử lý hormon, 87%, và phương pháp cho ăn thức ăn có hormon 84,5%).

Manual Sexing - Chọn lọc giới tính: 

 Phương pháp này liên quan đến việc tách cá đực khỏi cá cái bằng cách kiểm tra trực quan các lỗ hở của cơ quan sinh dục bên ngoài. Phương pháp này đòi hỏi kỹ năng của người lao động để xác định giới tính đực của các loài cá rô phi và kích thước của chúng cũng rất quan trọng trong phương pháp này. 


Công nhân có kinh nghiệm có thể dễ dàng phân biệt cá đực cá cái với số lượng 20 gram với cá T.hornorumT.mossambica, 30 gram T. nilotica và 50 gram T. aurea.

Không có phương pháp nào trong số này luôn hiệu quả 100% do đó có thể kết hợp các phương pháp được khuyến nghị để đạt kết quả tối ưu.

Đăng ngày 16/11/2018
VĂN THÁI (Tổng Hợp)
Kỹ thuật

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 23:57 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 23:57 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 23:57 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 23:57 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 23:57 25/04/2024