Những đại gia "tay không làm nên đống nợ"

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Minh Hải, Cà Mau hào phóng cho vay vốn hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Nhiều chủ doanh nghiệp thành đại gia thủy sản “tay không làm nên đống nợ”.

thủy sản Việt Hải
Cty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Hải ngưng hoạt động, nợ nần chồng chất, bị công nhân đòi đập phá, lấy tài sản trừ lương.

Những doanh nghiệp “chết chưa chôn”

Cà Mau hiện có 34 DN chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó có những tên tuổi lớn như Minh Phú, Quốc Việt, Phú Cường… Nhưng, Hiệp hội Chế biến thủy sản xuất khẩu Cà Mau cho biết, có đến 1/3 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, ngưng hoạt động như thể “chết chưa chôn”.

Xí nghiệp Kinh doanh và Chế biến thủy sản xuất khẩu Ngọc Sinh triển khai dự án trên phần đất Trại giam K1- Cái Tàu, xã Khánh An (huyện U Minh), được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cấp sổ đỏ, phê duyệt dự án nhưng sau đó rút lại. Hơn một năm nay, Xí nghiệp kinh doanh và chế biến thủy sản Ngọc Sinh đóng cửa, ngưng hoạt động.

Tại Khu công nghiệp Hòa Trung, ở xã Lương Thế Trân (Cái Nước), Cty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu Việt Hải ngưng hoạt động gần một năm, chủ doanh nghiệp nợ hàng tỷ đồng lương công nhân và tiền mua tôm nguyên liệu của các đại lý.

Cũng nằm trong KCN Hòa Trung, các Cty TNHH Chế biến thủy sản Ngọc Châu, Cty CP Thực phẩm Đại Dương đã bán hoặc cho thuê đang hoạt động cầm chừng, nợ lương và không nhiều công nhân làm việc. Riêng ông Nguyễn Hữu Thành làm Tổng GĐ Cty CP Thực phẩm Đại Dương, vừa xây dựng xí nghiệp chế biến thủy sản tại An Minh (Kiên Giang) cho gia đình mình.

Tay không làm nên đống nợ

Từ giữa năm 1999, Chi nhánh Ngân hàng phát triển khu vực Minh Hải (VDB) cho vay vốn hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu hàng ngàn tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập được ưu đãi vay vốn, từ đó xuất hiện nhiều đại gia thủy sản.

Ví dụ không thiếu. Như ông Nguyễn Hữu Thành, nguyên Tổng giám đốc Cty CP thực phẩm Đại Dương, thành lập Cty TNHH Thương mại và xuất khẩu Nam Thành nổi lên là một đại gia, đắc cử HĐND tỉnh Cà Mau. Hiện Cty Nam Thành còn nợ 39 tỷ đồng, lãi treo 16,5 tỷ đồng của VDB.

Xí nghiệp Kinh doanh- Chế biến thủy sản xuất khẩu Ngọc Sinh được VDB giải ngân 20 lần, với tổng vốn vay hơn 291 tỷ đồng, đã quá hạn và lãi treo 126 tỷ đồng. Từ giữa năm 2010 đến giữa năm 2011, VDB cho Cty TNHH Nhật Đức giải ngân 21 lần, tổng vốn hơn 176 tỷ đồng, đã quá hạn và lãi treo hơn 81 tỷ đồng.

Hoặc như Cty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Việt Hải được VDB cho vay 118 tỷ đồng từ năm 2009, toàn bộ nợ quá hạn, lãi treo trên 46 tỷ đồng. Cty TNHH Chế biến thủy sản Minh Châu nợ và quá hạn số tiền trên 108 tỷ đồng, lãi treo 50 tỷ…

Hình ảnh những đại gia thủy sản nhờ vốn vay xây dựng nên cơ ngơi lộng lẫy, đi xe sang dần lặng lẽ vắng bóng tại Cà Mau. Nhiều người chuyển nhượng doanh nghiệp, đi xây dựng cơ ngơi nơi khác…

Tiền Phong
Đăng ngày 20/06/2013
nguyễn tiến hưng
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 10:16 16/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 15:01 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 15:01 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:01 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 15:01 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 15:01 17/06/2025
Some text some message..