Những động vật sống thọ nhất trong thế giới tự nhiên

Bọt biển Monorhaphis chunni sống tới 11.000 năm hay loài ngao biển Ming sống được 225 năm nằm trong số những loài động vật có tuổi thọ lớn nhất thế giới.

bot bien
Theo các nhà khoa học, loài động vật sống thọ nhất thế giới chính là bọt biển, hay còn gọi là hải miên hoặc động vật thân lỗ. Ảnh: New Yorker

"Mọi người thường quên mất bọt biển cũng là một loài động vật", Marah J.Hardt, tác giả cuốn "Sex in the Sea" cho biết. Tuổi thọ của chúng dao động tùy loài, nhưng thường lên tới hàng nghìn năm.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Aging Research Reviews, loài bọt biển Monorhaphics chuni sống ở tầng nước sâu dưới đại dương có tuổi thọ cao nhất, 11.000 năm tuổi. 

ngao biển

Ngao biển Ming cũng là loài có tuổi thọ lớn, trung bình 225 năm. Trong ảnh là vỏ ngao biển Ming ước tính 507 năm khai quật ở vùng biển Iceland. Ảnh: National Geographic

cá nước sâu

Một số loài cá nước sâu cũng sống tới hàng trăm tuổi như cá tráp cam, tuổi thọ trung bình 175 tuổi. Ảnh: Roughy-Mara

ca voi bac cuc

Trong các loài động vật có vú, cá voi Bắc Cực là loài có tuổi thọ trung bình cao nhất, khoảng hơn 200 tuổi. Ảnh: Animalspot

"Đây là loài động vật có vú sống ở vùng nước lạnh", Don Moore, giám đốc vườn thú Oregon ở Portland, Mỹ cho biết. "Môi trường lạnh hạ thấp thân nhiệt nó, làm chậm quá trình chao đổi chất, khiến các mô ít bị lão hóa hơn".

con rua khong lo

Con vật trên cạn nhiều tuổi nhất được ghi nhận là Jonathan, một con rùa khổng lồ Aldabra thọ 183 tuổi. Nó sống ở sân dinh thống đốc tại St.Helena, một hòn đảo ở Tây Phi. Ảnh: National Geographic

con chim hoang da

John Klicka, nhà điểu học ở bảo tàng Burke tại Seattle, Mỹ, cho biết con chim hoang dã nhiều tuổi nhất thế giới là Wisdom, một con hải hâu Laysan 65 tuổi. Ảnh: NBC

chim vẹt

Loài vẹt thọ nhất thế giới là kakapo, một loài bản địa đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng ở New Zealand, có thể sống tới 60 tuổi. Chúng là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay. Ảnh: Stuff

Vnexpress, 29/07/2016
Đăng ngày 30/07/2016
Hồng Hạnh
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 05:06 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 05:06 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 05:06 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 05:06 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 05:06 26/11/2024
Some text some message..