Những enzyme nào dùng cho nuôi trồng thủy sản?

Enzyme có bản chất là những chất xúc tác sinh học, tham gia vào các quá trình sinh hóa quan trọng trong cơ thể vật nuôi. Trong thủy sản, người ta chú ý nhiều đến lợi ích của 4 loại enzyme: Cellulase, Amylase, Lipase, Protesea.

Những enzyme nào dùng cho nuôi trồng thủy sản?
Tại sao động vật thủy sản cần bổ sung Enzyme?

Các loại Enzyme thường dùng trong nuôi trồng thủy sản:

Cellulase

enzyme với động vật thủy sản, enzyme động vật thủy sản, thủy sản, cellulase

Cấu trúc Enzyme Cellulase. Nguồn: Internet

Hệ enzyme Cellulase có tác dụng phân hủy vách cellulose, hoạt động ở pH tối ưu từ 4-5, nhiệt độ 450-500. Tuy nhiên hoạt tính sẽ bị mất hoàn toàn ở 800 trong vòng 10-15 phút. Chúng được chia làm 3 loại

·        1,4-β-D-glucancellobiohydrolase (EC 3.2.1.91)

·        1,4-β-D-glucanhydrolase (EC 3.2.1.4)

·        β-D- glucoside glucohydrolase (EC 3.2.1.21)

Trong ao nuôi thủy sản, chúng có tác dụng phân hủy xác tảo tàn, giúp duy trì màu nước tốt hơn.

Amylase

enzyme với động vật thủy sản, enzyme động vật thủy sản, thủy sản, amylase

Hệ enzyme này có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường. Hai loại enzyme phổ biến nhất trong hệ enzyme này là α-amylase và β-amylase. Bên cạnh đó, chúng có tác dụng phân hủy các thành phần thức ăn có bản chất là tinh bột giúp vật nuôi hấp thu tốt hơn.

Protease

enzyme với động vật thủy sản, enzyme động vật thủy sản, thủy sản, protease

Hệ enzyme này có tác dụng thủy phân đạm cho ra sản phẩm cuối cùng là các acid amin, giúp vật nuôi dễ hấp thu dinh dưỡng. Chính vì đặc tính này, mà đây được xem là một trong những enzyme có tác động nhiều nhất đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi. Tùy theo giới hạn pH hoạt động của chúng , mà chúng được chia ra làm 3 loại:

·        Protease acid: pH 2-4

·        Protease trung tính: 7-8

·        Protease kiềm: 9-11.

Lipase

enzyme với động vật thủy sản, enzyme động vật thủy sản, thủy sản, lipase

Hệ enzyme này thuộc nhóm enzyme hydrolase, có tác dụng thủy phân các liên kết ester, tạo ra sản phẩm cuối cùng là các acid béo và glycerol.  Hoạt động của enzyme này giúp vật nuôi hấp thu tốt hơn các acid béo có trong thành phần thức ăn.

Tác dụng của enzyme với nuôi trồng thủy sản

Tùy theo nguồn gốc chiết xuất, thành phần enzyme mà tác dụng của chúng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong ao nuôi thủy sản, một phức hệ enzyme hiệu quả sẽ có các tác dụng sau:

·        Thúc đẩy quá trình phân hủy các thành phần thức ăn thành những chất dễ tiêu hóa hơn, giúp vật nuôi tối đa khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.

·        Thúc đẩy quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ diễn ra bên trong ao nuôi như xác tảo tàn, thức ăn dư thừa, phân tôm… Giúp giảm khí độc, hạn chế tiêu hao oxy,ổn định màu nước. Góp phần tạo ra môi trường tốt nhất để tôm, cá phát triển.

Các giai đoạn cần bổ sung enzyme

Giai đoạn vật nuôi còn nhỏ: Lúc này các cấu trúc, chức năng hệ tiêu hóa của vật nuôi chưa phát triển đầy đủ, cần bổ sung enzyme để vật nuôi hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Giai đoạn vừa hết bệnh: Cơ thể vật nuôi lúc này cần hấp thu dinh dưỡng, để phục hồi tăng trưởng sau một thời gian bị suy yếu do dịch bệnh

Môi trường bất lợi và vật nuôi có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn: Lúc này cơ thể vật nuôi đang trong giai đoạn mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài, cần bổ sung enzyme để hỗ trợ chức năng tiêu hóa của vật nuôi, cũng như phân hủy đi lượng thức ăn dư thừa, hạn chế rủi ro dịch bệnh.

Kết luận

Sử dụng enzyme đặc hiệu kết hợp với chế phẩm vi sinh là một hướng đi lâu dài, bền vững vừa tạo ra sản phẩm thủy sản chất lượng, vừa hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Và quan trọng hơn, hai yếu tố này giúp gia tăng lợi nhuận lâu dài cho người nuôi.

Đăng ngày 26/07/2017
AN LÊ
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 06:20 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 06:20 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 06:20 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 06:20 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 06:20 22/11/2024
Some text some message..