Những hiệu quả tích cực từ chống khai thác hải sản bất hợp pháp

2 năm qua, những khuyến cáo của Ủy ban châu Âu EC về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã được các cơ quan chức năng và ngư dân trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tích cực.

Tàu cá neo đậu tại Cảng Lộc An (huyện Đất Đỏ).
Tàu cá neo đậu tại Cảng Lộc An (huyện Đất Đỏ).

Ngư dân chấp hành nghiêm 

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Thực hiện các giải pháp ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản trái pháp luật”, ngành thủy sản và các địa phương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn phổ biến các quy định về gắn thiết bị giám sát hành trình; ghi sổ nhật ký khai thác theo biểu mẫu quy định… Đến nay, phần lớn ngư dân đã ý thức được tầm quan trọng của việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản, cũng như tuân thủ chấp hành việc gắn thiết bị giám sát hành trình, nhất là trong bối cảnh Ủy ban châu Âu EC rút “thẻ vàng” cảnh báo đối với thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam.

Ông Đỗ Bình Hòa (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc) cho biết, gia đình ông có trên 30 năm bám biển, hiện đang có 2 tàu ra khơi công suất 700 CV và 1.300 CV. Năm 2019, sau khi được địa phương, Ban Quản lý Cảng cá tuyên truyền về việc lắp đặt thiết bị giám sát và ghi sổ nhật ký khai thác, ông đã thực hiện nghiêm. Theo ông Hòa, ban đầu có nhiều khó khăn, bởi ngư dân quen làm nghề theo phương thức truyền thống. Tuy nhiên, quá trình đánh bắt trên biển, ông thấy việc lắp thiết bị giám sát hành trình mang lại nhiều lợi ích, giúp tàu không xâm phạm vùng biển nước bạn và khi gặp tai nạn, hay mưa bão cần sự giúp đỡ, thiết bị sẽ giúp lực lượng cứu hộ xác định vị trí của mình nhanh và chính xác hơn.

Tương tự, ngư dân Đồng Thanh Điền (xã Lộc An, huyện Đất Đỏ) cũng cho rằng, việc lắp thiết bị giám sát hành trình, ghi nhật ký ra vào của tàu cá… cũng mang lại nhiều lợi ích. Do vậy, từ khi lắp đặt thiết bị, trong các chuyến đánh bắt xa bờ, tàu của ông luôn tuân thủ, chấp hành nghiêm túc. “Việc lắp đặt và thường xuyên bật thiết bị giám sát hành trình cũng là cách để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của chính mình. Mỗi lần ra khơi, cơ quan quản lý biết ngư dân đang ở tọa độ nào; ra gần vùng biển giáp ranh với nước ngoài là có tín hiệu cảnh báo ngay, tránh xâm phạm vùng biển nước bạn”, ông Điền nói.  

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 12, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, kiểm soát, đăng ký, kiểm chứng 129.628 lượt tàu cá/860.450 lượt thuyền viên ra, vào hoạt động trên biển; 2.504 tàu khai thác vùng khơi được lắp thiết bị giám sát hành trình, 814 tàu cá lắp thiết bị thông tin liên lạc định vị vệ tinh GPS VX-1700. Sở NN-PTNT đã tổ chức 47 lớp tập huấn với 2.902 lượt người tham dự, cấp phát 2.902 bộ tài liệu; cấp phát hơn 10 ngàn sổ nhật ký theo từng loại nghề khai thác, 18 ngàn tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU cho các chủ tàu, thuyền trưởng, tập trung tại các địa bàn trọng điểm thường xuyên có tàu cá, ngư dân vi phạm.

Tăng cường công tác tuyên truyền

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có hơn 5.800 tàu cá, trong đó có hơn 3.600 tàu đánh bắt xa bờ. Để bảo đảm nguồn hải sản khai thác hợp pháp, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của ngư dân trong việc ghi chép nhật ký khai thác; gắn thiết bị giám sát hành trình và thực hiện các quy định của Luật Thủy sản 2017 đã được các cơ quan chức năng tỉnh và địa phương đặc biệt quan tâm.       

Ông Phan Thạch, Chủ tịch UBND xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) cho biết, Phước Tỉnh là một trong những địa phương có nhiều tàu đánh bắt xa bờ. Do đó, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng ngành nông nghiệp, Ban Quản lý cảng cá thường xuyên tuyên truyền cho ngư dân về việc không khai thác bất hợp pháp, bắt buộc chủ tàu hoặc thuyền trưởng của các tàu có giấy phép khai thác thủy sản ghi sản lượng khai thác thủy sản từng chuyến biển trong nhật ký khai thác. Nếu vi phạm, chủ tàu sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền cao nhất lên đến 800 triệu đồng. Ngoài ra, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình khi tham gia khai thác ngoài khơi.

Với nhiều nỗ lực của các cấp, các ngành, nhận thức của ngư dân về thực thi Luật Thủy sản 2017, công tác chống khai thác IUU đã có chuyển biến tích cực. 100% tàu khai thác xa bờ đã chấp hành việc ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua; chủ tàu cá, ngư dân đã có ý thức hơn trong việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá. Cụ thể, 98% tàu cá có chiều dài trên 24m được lắp đặt và 85% tàu cá có chiều dài từ 15 đến dưới 24m được lắp đặt thiết bị này.

Ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT) cho biết, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã triển khai quyết liệt các giải pháp khắc phục khuyến nghị của EC; khoanh vùng tàu có nguy cơ cao vi phạm để giám sát đặc biệt và xử lý quyết liệt tàu cá khai thác trái phép vùng biển nước ngoài; giám sát tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và rà soát lại quy trình truy xuất nguồn gốc tại các nhà máy, nhằm kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu của các DN xuất khẩu. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đẩy mạnh phối hợp với các lực lượng biên phòng, kiểm ngư trong công tác quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thủy hải sản.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 05/04/2021
Phúc Hiếu
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 00:39 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 00:39 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 00:39 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:39 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 00:39 27/12/2024
Some text some message..