Những khả năng siêu nhân của sinh vật biển

Cá hổ châu Phi tung mình bắt chim đang bay, giun dẹp tự tái sinh, sên biển quang hợp… là những khả năng khác thường của sinh vật biển.

Black Swallower
black swallower

Loài cá Black Swallower (Chiasmodon niger) có nhiều đặc điểm khiến loài khác đáng sợ, như đôi mắt đen lồi và răng ố. Tuy nhiên, khả năng nuốt cả con mồi của nó là đặc điểm nổi bật nhất. Nó có thể nuốt con vật dài gấp hai lần và có khối lượng hơn 10 lần mình.   

sên biển

Sên biển Elysia chlorotica tự tổng hợp năng lượng thông qua phản ứng quang hợp như thực vật. Ngoài việc “đánh cắp” những gene có khả năng tạo ra diệp lục tố, chúng còn lấy trộm cả lạp lục (những bộ phận nhỏ xíu trong tế bào của tảo) để thực hiện quá trình quang hợp. Lạp lục dùng chất diệp lục để biến ánh sáng mặt trời thành năng lượng. Nhờ lạp lục mà sên Elysia chlorotica không cần ăn mà vẫn sinh trưởng.  

giun dẹp

Giun dẹp tự tái sinh. Loài giun dẹp nước ngọt tên là Planaria khi bị cắt thành hai nửa, chỉ một tuần sau, từng mảnh bị cắt sẽ phát triển thành hai con giun có đầy đủ chức năng.   

cá mang rổ

Cá Archerfish (cá Mang rỗ) phun nước bắt con mồi. Loài cá biệt danh "xạ thủ" (archerfish) biết bắn nước từ miệng để làm rụng con mồi trên cây. Miệng cá Archerfish có cấu tạo khá đặc biệt, chúng có thể tạo ra một lượng áp suất lớn trong miệng làm lực để phun những tia nước thật mạnh vào con mồi.  

tôm gõ mõ

Tôm gõ mõ giết mồi bằng tiểng nổ bong bóng. Tôm gõ mõ (Alpheidae) khi ngắm được con mồi sẽ kẹp càng lại, tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80 kPa ở khoảng cách 4cm từ càng. Những bong bóng khí lao đi với tốc độ 27m/s và tạo ra tiếng nổ với cường độ lên tới 218 decibel, áp lực đủ giết chết những con cá nhỏ.  

cá hổ châu Phi

Cá hổ châu Phi tung mình bắt chim đang bay. Cá hổ châu Phi (Hydrocynus vittatus) thường tấn công những con chim khi chúng đang bơi gần mặt nước, hoặc tung mình lên cao để tóm gọn con mồi một cách nhanh chóng. Mỗi ngày một con cá hổ thực hiện được 20 cú đớp mồi.  

Theo LV/Kiến Thức, 19/02/2014
Đăng ngày 20/02/2014
Lưu Thoa
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 15:58 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 15:58 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 15:58 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:58 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 15:58 26/12/2024
Some text some message..