Những khó khăn trong ngành tôm châu Á đã làm lợi cho Ecuador

Trải qua nhiều thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh và chi phí lao động tăng trong năm 2011 và 2012, xuất khẩu tôm của châu Á sang Mỹ sụt giảm – đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi tôm đang phát triển của Ecuador.

tôm thẻ chân trắng ecuador
Ngành tôm Ecuador hưởng lợi.

Hiện nay, 70% sản lượng tôm thế giới được xuất sang Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Khi các nước sản xuất tôm lớn ở  châu Á gặp khó khăn thì đây lại là điều kiện thuận lợi những nước nhỏ như Ecuador, vốn chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng tôm thế giới.

10 tháng đầu năm 2012, Ecuador xuất khẩu khoảng 6.554 tấn tôm sang Mỹ, tăng 69,1% so với 3.876 tấn của cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu đạt 46,2 triệu USD, tăng tới 106,1% so với năm 2009.

José Antonio Camposano, chủ tịch điều hành của Phòng Nuôi trồng thủy sản Quốc gia Ecuador cho biết, sản lượng tôm của nước này tăng khoảng 7%/năm nhưng tổng diện tích cho nuôi trồng thủy sản của Ecuador vẫn không thay đổi kể từ năm 1999.

“Nếu so sánh với châu Á, Braxin, Mêhicô, thì Ecuador đạt được năng suất thấp hơn”. TheoCamposano, mật độ nuôi thấp giúp giảm nguy cơ dịch bệnh, tỉ lệ chết và làm tăng sản lượng. “Đây là một phương pháp sản xuất có độ rủi ro thấp, giúp con tôm khỏe hơn và có thể kiểm soát kịp thời nếu có vấn đề về dịch bệnh”.

Cũng theo Camposano, “giá tôm của Ecuador năm 2011 khá hơn rất nhiều so với 2012, còn giá tôm trong năm 2013 sẽ phụ thuộc vào tình hình ở các nước châu Á”. Dự đoán, sản lượng của châu Á sẽ chưa phục hồi mạnh mẽ trong năm tới.

“Đó là tin tốt cho Ecuador”, Camposano cho biết.

Ngành tôm đang đối mặt với 2 khó khăn chính liên quan đến giá cả, trong đó giá đậu nành và bột cá làm thức ăn cho tôm đang tăng cao là những khó khăn lớn. Chỉ riêng năm 2012, giá thức ăn đã tăng 15% và người nuôi tôm Ecuador chưa thể dự đoán cho năm 2013.

Một khó khăn lớn khác là chi phí lao động tăng. Hiện nay, Ecuador có quy định lao động rất nghiêm ngặt. Mặc dù đây là điều tốt khiến nước này không vấp phải những vấn đề như ngành tôm châu Á đang phải đối phó, nhưng chi phí lao động đã tăng 10%/năm trong nhiều năm qua.

Intrafish
Đăng ngày 22/12/2012
Vietfish
Thế giới

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 11:44 30/09/2023

Đánh giá sự tích lũy kim loại nặng ở tôm sú nuôi tại đầm Chilika

Tôm là một trong những nguồn thực phẩm phổ biến nhất ở mọi quốc gia vì chúng là nguồn cung cấp protein, chất dinh dưỡng, vitamin, chất chống oxy hóa, axit amin thiết yếu và axit béo không bão hòa đơn tuyệt vời và ít calo (Bernard et al. cộng sự, 2016).

Tôm sú
• 12:06 20/09/2023

Hội Nghề cá Việt Nam phản đối hành vi bạo lực của Trung Quốc trên biển

Theo Hội Nghề cá Quảng Ngãi, trong các tháng gầy đây, Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm chủ quyền, các quyền biển đảo của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

Biển Đông
• 16:48 07/09/2023

Sự thay đổi của nuôi trồng thuỷ sản nhằm nâng cao phúc lợi của cá và tôm

Hiện nay trên thế giới, có nhiều bằng chứng mới đang xuất hiện cho thấy cá và tôm có thể trải qua cảm giác đau đớn, điều này gây ra các vấn đề liên quan đến đạo đức và cả chất lượng thịt của tôm và cá.

Cá
• 09:59 03/09/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 14:36 03/10/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 14:36 03/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 14:36 03/10/2023

Tình hình dịch bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ tại Việt Nam

Theo Cục Thuỷ sản trong quá trình kiểm tra giám sát tình hình sản xuất tôm giống thực tế tại địa phương, tìm hiểu thông tin từ các nghiên cứu mới và tham vấn các nhà khoa học trong nước.

Tôm thẻ
• 14:36 03/10/2023

Sản lượng tôm của Ecuador mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất Châu Á

6 tháng đầu năm 2023 thị trường tôm toàn cầu chứng kiến “bi kịch” chưa từng có khi giá trị xuất khẩu liên tiếp sụt giảm. Tuy nhiên, một điểm sáng từ Ecuador đã mang lại tín hiệu vui cho các nhà sản xuất châu Á với dự kiến đạt 1.5 triệu tấn trong năm 2023.

Tôm
• 14:36 03/10/2023