Những loại thảo mộc kháng nấm hiệu quả trong thủy sản

Ba cây thuốc cổ truyền: Vân mộc hương (A. lappa), Giầm sàn (C. monnieri) và Hậu phác (M. officinalis) có tiềm năng trong việc phát triển một liệu pháp mới để kiểm soát bệnh nấm Saprolegniasis trong nuôi trồng thủy sản.

Cây Giần sàng (C. monnieri), Hậu phác (M. officinalis) và Vân mộc hương (A. lappa) trong thủy sản
Nấm Saprolegnia là nấm phổ biến gây thiệt hại nghiệm trọng cho cá nuôi. Ảnh: internet

Saprolegniasis là một bệnh nấm thông thường rất phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cá nuôi.

Để tìm ra các tác nhân tự nhiên để kiểm soát và điều trị chứng saprolegniasis, các nhà khoa học Trung Quốc đã thí nghiệm với chiết xuất methanol của 40 cây thuốc Trung Quốc truyền thống. Saprolegnia sp. chủng JL và Achlya klebsiana là hai đối tượng nấm được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng nấm của thảo mộc.

Kết quả

Cây Giần sàng (Cnidium monnieri), cây Hậu phác (Magnolia officinalis) và cây Vân mộc hương (Aucklandia lappa) ở nồng độ 62,5 mg/ml đã cho thấy hoạt tính kháng nấm SaprolegniaAchlya klebsiana. Do đó 3 loại thảo mộc này đã được lựa chọn để đánh giá thêm.

thảo mộc trong nuôi trồng thủy sản, thảo mộc trị nâm, thảo mộc trị nấm trên cá

Chiết xuất từ 3 loài cây trên với bốn dung môi (ete dầu (PE), ethyl acetate, methanol và nước) và các chiết xuất được đánh giá bằng phương pháp vi sinh học in vitro. Trong số các chiết xuất được thử nghiệm, các chiết xuất PE của ba cây này có hiệu quả cao nhất. Chiết xuất PE của Vân mộc hương (A. lappa) có hoạt tính chống Saprolegnia và chống Achlya tốt nhất (nồng độ 50% có hiệu quả = 11,3 và 26,1 mg / L tương ứng), sau đó là Giần sàng (C. monnieri) và Hậu phác (M. officinalis).

Hơn nữa, nồng độ nấm diệt nấm tối thiểu của chất chiết xuất PE từ ba loại thảo mộc lần lượt được xác định là 25, 12.5 và 25 mg/L đối với bào tử Saprolegnia và 25, 25 và 12.5 mg/L tương ứng ứng với bào tử Achlya klebsiana.

Kết luận

Những phát hiện này chứng minh rằng ba cây thuốc cổ truyền Trung Quốc: Vân mộc hương (A. lappa), Cây giầm sàn (C. monnieri) và Hậu phác (M. officinalis) có tiềm năng sử dụng trong việc phát triển một liệu pháp mới để kiểm soát saprolegniasis trong nuôi trồng thủy sản.

Theo: Hu Xue-Gang, Liu Lei, Chi Cheng, Hu Kun, Yang Xian-Le & Wang Gao-Xue

Đăng ngày 16/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 11:44 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:39 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 04:39 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 04:39 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 04:39 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 04:39 30/11/2024
Some text some message..