Dịch bệnh xâm nhập ao nuôi, trực tiếp gây hại cho tôm nuôi trong ao. Sức khoẻ tôm suy giảm, sức đề kháng với các bệnh, với biến động môi trường, với thay đổi khí hậu…ngày một giảm xút, mất dần khả năng đề kháng.
Thói quen sử dụng kháng sinh?
Nhiều hộ nuôi chậm cập nhật, ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm mới vào sản xuất nên rủi ro trong vụ nuôi còn cao. Nuôi tôm hiện nay, lạm dụng nhiều thuốc kháng sinh, hoá chất các loại. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, từ giai đoạn sản xuất tôm giống, ương tôm giống, nuôi tôm thịt…người nuôi đều dùng rất nhiều kháng sinh, hoá chất, với nhiều mục đích kháng nhau.
Trong quá trình nuôi, việc phối hợp cùng lúc 2, thậm chí 3 loại kháng sinh để điều trị bệnh, rất phổ biến trong các trang trại nuôi tôm. Tuy nhiên, do không nắm rõ cơ chế phối hợp thuốc, chưa nắm rõ hoạt tính dược lực, chỉ định sử dụng, đặc biệt là tương tác thuốc, đối kháng thuốc, giữa các nhóm kháng sinh, vấn đề đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, thu hẹp phổ kháng khuẩn của một số kháng sinh...nên hiệu quả dùng kháng sinh điều trị thấp, hoặc tác dụng ngược.
Phổ biến nhất thường thấy là người nuôi tôm hay dùng liều tăng dần ở lần điều trị sau, khi điều trị bệnh lần đầu chưa thuyên giảm. Tần suất sử dụng liên tục trong nhiều ngày, như một thói quen trong quá trình nuôi. Thời gian sử dụng kháng sinh thường kéo dài, không tập trung giải độc, phục hồi chức năng gan, hệ tiêu hoá của tôm sau khi sử dụng. Gây khó khăn cho cơ chế tiết Enzym tiêu hoá của gan, mật, làm giảm chức năng tiêu hoá, hấp thu, chuyển hoá thức ăn, biến dưỡng Protein của gan.
Người nuôi sử dụng kháng sinh cả trong trường hợp sức khoẻ tôm bình thường? Ngoài sử dụng những kháng sinh chuyên biệt, dùng trong nuôi thuỷ sản, người nuôi còn sử dụng kháng sinh dùng cho người, kháng sinh nguyên liệu, kháng sinh không rõ nguồn gốc, kháng sinh cấm. Dùng kháng sinh để trị các bệnh do vi rút gây ra. Dùng kháng sinh điều trị các triệu chứng gần giống nhau, nhưng chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Người nuôi thường thiếu thông tin đầy đủ về vi khuẩn gây bệnh. Đây là trường hợp phổ biến nhất, khó cải thiện nhất hiện nay.
Sử dụng kháng sinh thường xuyên, tác động tiêu cực đến tôm nuôi. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn
Đa số bệnh tôm được chẩn đoán và điều trị chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng là chính, chưa sử dụng phương pháp nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để có căn cứ, nhận định chính xác, sự nhạy cảm kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh.
Tác hại của kháng sinh trong nuôi tôm
Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên, tác động tiêu cực đến tôm nuôi, gây chậm lớn, phân đàn, chai còi, dị hình, dị tật, ảnh hưởng tỷ lệ sống. Sử dụng kháng sinh thường xuyên, liều lượng và tần suất sử dụng tăng dần, gây lờn thuốc ở vi khuẩn. Sử dụng kháng sinh thường xuyên, kích thích hình thành các chủng vi khuẩn gây bệnh mới, có khả năng đề kháng kháng sinh.
Xuất phát từ việc dùng lạm dụng kháng sinh, hậu quả làm tăng tỷ lệ tôm nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ sống, tôm chậm tăng trưởng, phân đàn, tăng rủi ro trong quá trình nuôi. Sử dụng kháng sinh thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường, dư lượng tồn lưu trong cơ thể tôm, làm giảm giá trị hàng hoá khi xuất bán, khó khăn mở rộng thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng.
Tính kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn điển hình như chủng vi khuẩn gây bệnh chết sớm EMS, gan tuỵ V. parahaemolyticus có khả năng kháng lại kháng sinh thuộc nhóm β – Lactam, trong đó, ví dụ như Amoxicillin khả năng kháng là 97,06%; Ceftazidime 100%; Cephalexin 44,12%.
Đối với các loại kháng sinh khác như Erythromycin tần suất kháng là 64,71%. Các loại kháng sinh dùng nhiều trong nuôi tôm hiện nay như Amocxicillin, tỷ lệ sử dụng trong nuôi tôm là 73,33%.
Tiếp theo là Ceftazidime, tỷ lệ sử dụng trong nuôi tôm là 66,67%; Colistin tỷ lệ sử dụng trong nuôi tôm là 33,33%. Tuy nhiên, khả năng của vi khuẩn kháng lại kháng sinh trên như sau: Ceftazidime tần suất kháng là 100%; Amocxicillin tần suất kháng là 97,06%; Colistin tần suất kháng là 74% và Erythromycin tần suất kháng là 65%.
Vi khuẩn V. parahaemolyticus. Ảnh: Sức khỏe đời sống
Bên cạnh vi khuẩn kháng một số kháng sinh trên, vẫn có một số kháng sinh có khả năng chống lại chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus như Doxycycline khả năng chống lên đến 92,12% các chủng nhạy cảm; Florfenicol khả năng chống lên đến 73,53% các chủng nhạy cảm; Tetracycline khả năng chống lên đến 52,94% các chủng nhạy cảm; Rifampicin khả năng chống lên đến 50% các chủng nhạy cảm.
Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho tôm nuôi khi xác định chính xác chúng bị bệnh do vi khuẩn. Cần nuôi cấy, làm kháng sinh đồ để có căn cứ, nhận định chính xác, sự nhạy cảm kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh, chọn loại thuốc còn nhạy với mầm bệnh điều trị. Không sử dụng kháng sinh để chữa trị các bệnh Virus như đốm trắng, hồng thân, đầu vàng...
Hạn chế sử dụng lập lại cùng một loại kháng sinh, tránh làm tăng độ kháng thuốc. Đối với một số loại kháng sinh, cần ngưng sử dụng trong một thời gian nhất định, trước khi thu hoạch, tránh dư lượng kháng sinh tồn trong nguyên liệu thủy sản nuôi (thời gian ngừng thuốc thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì và theo quy định của cơ quan quản lý).
Đối với tôm nuôi thương phẩm, đưa thuốc điều trị bệnh vào cơ thể thông qua trộn thuốc vào thức ăn là giải pháp tốt nhất. Dùng kháng sinh hiệu quả khi kết chất hỗ trợ điều trị như vitamin C, B complex, các Enzyme tiêu hoá.
Ứng dụng mô hình nuôi tôm không kháng sinh
Các công nghệ nuôi tôm hiện nay như Biofloc, nuôi tôm sử dụng vi sinh, nuôi tôm nước tuần hoàn kín… đang hướng đến mô hình nuôi tôm hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, nuôi tôm hữu cơ, nuôi tôm sạch.
Những lợi ích to lớn mang lại từ các công nghệ nuôi tôm sạch là giữ môi trường nuôi tôm bền vững, hạn chế tồn lưu kháng sinh, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường nuôi.
Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, góp phần cải thiện đáng kể giá trị xuất bán tôm thương phẩm. Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm góp phần hạn chế xuất hiện các chủng vi khuẩn mới nguy hiểm, hạn chế vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, nuôi tôm tiết kiệm nhiều chi phí, góp phần tiết giám giá thành sản xuất, chi phí sản xuất, cải thiện lợi nhuận. Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, góp phần cải thiện tăng trưởng tôm, nâng cao tỷ lệ sống, cải thiện độ đồng đều, cải thiện màu sắc, ngoại hình, tôm thương phẩm.