Những “tay kiếm” cừ khôi dưới mặt nước

Một thanh niên 65kg khỏe mạnh đã từng bị ngạnh của một “em” cá chốt bé xíu “chạm nhẹ” vào da, sau đó nằm rên la 3 ngày mà vẫn còn thấy nhức.

cá ngát
Những “tay kiếm cừ khôi” dưới nước. Ảnh: Independent

Người dân vùng sông nước, quanh năm với nghề hạ bạt, “câu cơm” không ai là không sợ hãi khi nhắc đến những “tay kiếm” cừ khôi của miền biển. Chẳng giáo mác gậy gộc nhưng  cũng khiến nhiều người kinh hồn bạt vía. Đó là cách gọi nôm na của những con cá, con tôm mang gai, ngạnh độc. Nếu không cẩn thận bị chúng “đâm” một phát thì khóc ròng 3 ngày liền.

Cá ngát

Không phải ngẫu nhiên mà cá ngát là ứng cử viên đầu tiên trên cương vị “tay kiếm cừ khôi”. Đây được xem là một loài cá đặc sản, thịt rất ngon và được nhiều người săn lùng. Tuy nhiên chúng có gai nhọn, và trên đó có kèm theo nọc độc. Dân gian cho rằng nọc độc của cá ngát còn tùy thuộc vào thể trạng của người bị đâm, một vài người có thể chỉ nhức ngay chỗ bị đâm, kèm theo tê tê những vùng xung quanh. Còn nhiều người khác dù có là những ông trai tráng lực lưỡng thì cũng có thể nhức cả mình mẩy, nóng sốt mê man, rên la thảm thiết, hành mấy ngày trời không hết. Bởi vậy, cầm cá ngát cũng như là một môn nghệ thuật, khi cầm là phải có thế, cố định cái đầu mới không bị nó đâm, mấy tay lơ mơ thì không ai dám cầm khơi khơi. Khi bắt được nó, việc đầu tiên phải làm chính là bẻ gai của nó. 

cá ngát
Ngạnh gai trên vây lưng cá ngát chính là nỗi khiếp sợ của nhiều người. Ảnh: KNCC

Cá trê và cá chốt

Cùng họ với cá ngát, cá trê và cá chốt cũng là những “tay kiếm” khá là cừ khôi. Chúng kém ông anh lớn - cá ngát -1 ngạnh, nhưng không vì thế mà làm giảm đi sự sợ hãi của người ta. Bị 2 con cá này đâm thì cũng đau thấu trời xanh. Một thanh niên 65kg khỏe mạnh đã từng bị ngạnh của một “em” cá chốt bé xíu “chạm nhẹ” vào da, sau đó nằm rên la 3 ngày mà vẫn còn thấy nhức. Vị trí vết thương là ở cổ tay nhưng lại nghe nhức cả nguyên cánh tay, không sao nhấc lên được. Bởi vậy, bắt được mấy con cá này cũng phải bẻ cái rụp mấy cái ngạnh gai của nó. Đặc biệt là gai bị bẻ ra khỏi con cá rồi thì bị đâm vẫn nhức, vì vẫn còn độc, nên phải “phi tang” sao cho thật khéo.


Bắt được cá chốt phải bẻ gai trước rồi tính gì tính.

Cá nâu

Nước ròng, thì tôm cá đã vào theo con nước, đi dài theo bờ kinh, thò tay vào mấy hang hốc là có thể bắt được một chú cá nâu đang ẩn mình ăn rong rêu ở trong đó. Nhàn nhã hơn thì buông cần bên bờ biển, sóng vỗ ghềnh đá hoang vu, chẳng mấy chốc cũng mắc câu được nhiều con cá nâu mình dẹp tròn, có những đốm đen nổi bật trên màu da nâu vàng. Ăn cá nâu thì thịt béo ngậy, vừa còn có thể làm cảnh. Khi bắt cá nâu là phải biết cách, lớ quớ là mấy cái gai trên lưng cá đâm đau thấu xương, vật vã suốt mấy ngày trời! Chưa có khoa học nào chứng minh, nhưng mà những bà con chất phác miền sông nước thường nói vui với nhau rằng cá nâu sinh mấy cái gai của nó ra trước, nên dù con cá nhỏ xíu thì bị gai đâm cũng “nhức tới xương” chứ chẳng chơi!

cá nâu
Cá nâu cũng là một tay kiếm cừ khôi với những cái gai sắc nhọn. 

Cá mú

Cá mú (cá song) sở hữu một thân mình khá cân đối, với những màu sắc đẹp. Loài cá này cũng là một món đặc sản đối với những người sành ăn. Tuy nhiên, chúng lại mang trên lưng những chiếc vây gai rất sắc nhọn. Đó chính là vũ khí để chúng bảo vệ bản thân, chống lại kẻ thù. Vậy nên, khi bắt cá cũng cần có một sự khéo léo nhất định. Nếu được một lần xem thu hoạch cá mú bạn sẽ thấy người ta đầu tư thời gian và công sức nhiều như thế nào. Nếu không được sơ cứu đúng cách thì sẽ rất dễ nhiễm trùng khi bị cá mú đâm.

cá mú
Hãy nhìn gai gai trên lưng cá mú.

Tôm

Gai tôm hay chủy tôm cũng là một nỗi khiếp sợ của bà con miền sông nước. Coi nhỏ nhỏ vậy chứ bị đâm rồi thì vị trí vết thương cứ châm chích rất khó chịu. Rất nhiều trường hợp ghi nhận người ta bị hoại tử khi bị gai tôm đâm quá nhiều.

Dù con tôm còn sống hay đã nấu chín, thì khả năng nhiễm trùng vết thương do bị gai tôm đâm vào vẫn có thể xảy ra nếu không được xử trí đúng cách. Nên nặn bớt máu chỗ bị đâm rồi sát trùng vết thương để không bị nhiễm trùng. Dù không đáng sợ như ngạnh cá ngát, gai tôm cũng không được bỏ qua trước khi muốn sơ chế những món ăn từ chúng.

gai tôm
Gai tôm hay chủy tôm cũng là một nỗi khiếp sợ của nhiều người. Ảnh: Tepbac.

Tôm tít

Những cái chân bé bé xinh xinh của loài tôm tít vằn lại có rất nhiều ngạnh, nhọn như giáo mác, có thể đâm thủng kẻ thù của chúng. Nhiều phần trên cơ thể chúng rất nhọn, nếu không cẩn thận, rất dễ gây ra vết thương.

tôm tít
Đẹp chứ không có hiền đâu. Ảnh: Vpas

Đặc biệt, tuyệt chiêu của tôm tít là những “cú đấm thép”, những cú vung càng đầy tinh tế này có uy lực rất mạnh, có thể gây tử vong cho kẻ thù của nó, cũng có thể gây đau rát cho những ai vô tình bị chúng “đấm”. Nỗi đau sẽ nhân đôi khi đã bắt hụt một con tôm tít mà còn bị chúng “đấm” cho một cú trời giáng.

Đăng ngày 01/09/2021
Hà Tử @ha-tu
Nông thôn

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 12:34 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 12:34 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 12:34 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 12:34 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 12:34 18/10/2024
Some text some message..