Những thăng trầm làng biển  Kỳ 2: Làng săn "hung thần" biển cả

Nằm trong lòng phường Ninh Thủy (Ninh Hòa, Khánh Hòa) là bốn làng biển lâu đời lâu đời và nổi tiếng: Ngân, Bá, Thủy, Mỹ, tức Ngân Hà, Bá Hà, Thủy Đầm, Mỹ Lương. Nhưng cái gan ra biển săn loài cá “hung thần” vốn được mệnh danh là "cọp biển" thì chỉ có ở ngư dân Thủy Đầm. Nghề câu cá mập có từ bao giờ thì chính họ cũng không biết, chỉ biết đó là nghề cha truyền con nối, mù chữ cũng theo cha ra biển, người anh mất, người em vẫn tiếp tục ra biển…

cá biển
Phụ nữ Thủy Đầm hợp sức khiêng con cá mập nặng hơn 200kg tại cảng cá Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa.

Đội tàu trung đội dân quân biển

Chúng tôi đã quay lại làng Thủy Đầm hai lần, lần đầu tiên vào cuối năm 2014, khi sự kiện Trung Quốc đặt dàn khoan 981 vẫn còn nóng hổi. Câu chuyện về những chuyến đi biển ròng rã hàng tháng trời, đối mặt với loài cá được mệnh danh là nguy hiểm nhất và cả những nỗi lo lắng thường trực của họ khiến chúng tôi vừa thán phục vừa ngậm ngùi. Chuyến đi lần này thôi thúc chúng tôi nhất định phải quay lại Thủy Đầm, để ngồi ngẫm lại những câu chuyện đã từng nghe mà dường như vẫn chưa đủ thấm.

Làng biển Thủy Đầm.

Đón chúng tôi là anh Đỗ Hữu Lực, Đội trưởng đội tàu trung đội dân quân biển của phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa. Anh Lực kể rằng, đánh bắt cá mập thì phải đi tới những ngư trường xa xôi như Hoàng Sa, Trường Sa. Hồi trước những con tàu công suất lớn của phường vẫn đi mỗi chiếc mỗi nơi, khi gặp trục trặc, khó khăn thì không biết làm cách nào để liên lạc, ứng cứu, giúp đỡ nhau. Có lần, tàu của anh Lực bị chết máy ở ngư trường Hoàng Sa, liên lạc với anh em bạn tàu của phường thì mỗi người một nơi, ở xa quá không chạy tới ngay được. Gọi cứu hộ của TP Đà Nẵng cũng không xong vì lúc đó tàu bị chết máy trôi lênh đênh đến gần đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cuối cùng, anh em ngư dân ở Đà Nẵng ra đánh bắt gần đó, phát hiện ra tàu của anh Lực gặp nạn thì mới ứng cứu.

Sau lần đó trở về, anh Lực mới nghĩ sao các tàu không đi chung để có thể bảo vệ, ứng cứu nhau khi cần thiết. Vậy nên khi anh Lực chia sẻ với một số anh em trong làng, một số người đồng ý thống nhất cứ chia nhóm đi chung với nhau để khai thác và bảo vệ lẫn nhau. Sau đó, được sự ủng hộ của chính quyền phường, năm 2013 Đội tàu trung đội dân quân biển phường Ninh Thủy ra đời, trở thành niềm tự hào của người làng biển Thủy Đầm.

Chủ tịch phường Ninh Hòa Phạm Tấn Đang cho biết, Đội tàu trung đội dân quân biển gồm bốn chiếc tàu, ngoài ra còn có hai chiếc bổ trợ, mỗi tàu thường có 10 đến 12 người. Khác với những đội dân quân thường thấy quân số luôn cố định thì đội tàu trung đội dân quân biển không phải lúc nào cũng vậy. Bởi ngư dân đi biển triền miên, cứ tàu nào tìm bạn, thấy phù hợp thì họ lại đi. Thành viên của đội tàu trung đội dân quân biển cũng vì thế mà thay đổi liên tục.

Những con tàu săn cá mập của Thủy Đầm, một trong số này vừa bị tàu nước ngoài đâm.

Dù quân số thay đổi, nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch của Đội là thành viên phải được tập huấn mỗi năm 15 ngày. Thường thì vào những thời điểm nhàn rỗi của ngư dân khi ghe tàu sửa chữa, những thành viên của đội dân quân biển được huấn luyện những kỹ năng cơ bản chiến đấu trong từng trường hợp, tình huống cụ thể để có thể ứng cứu, bảo vệ nhau trên biển khi gặp tàu lạ tấn công. Ngoài ra, các thành viên của trung đội dân quân biển cũng được phổ biến các văn bản pháp luật như Luật Biển Việt Nam, Luật Biên giới, Chiến lược biển Việt Nam, phạm vi chiều rộng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta... nhằm nâng cao nhận thức, ý thức được vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc phối hợp cùng các lực lượng bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Một cách tự nhiên, những ngư dân đã trở thành những “cột mốc” chủ quyền bằng xương bằng thịt, giữ từng tấc đất biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Đối mặt với “hung thần” biển cả

Anh Lực giờ ở trên bờ điều hành đội dân quân biển. Bốn con tàu đi đến đâu, đang ở vùng biển nào anh đều biết. Không ra biển nữa, nhưng khi hỏi anh có nhớ những chuyến đi biển không, anh tâm sự: “Nhớ lắm, hồi đầu đêm ngủ còn mơ thấy những chuyến đi biển dài, tiếng hò nhau của anh em khi vây bắt cá, nhớ cả những đợt sóng dữ. Giờ thì ở bờ lâu quá nên cũng lại dần quen mất rồi”. Nhưng khi dẫn chúng tôi đi một vòng làng Thủy Đầm rồi vòng ra biển, chỉ vào những chiếc tàu mã lực lớn của anh em trong làng, ánh mắt anh vẫn hướng về xa xăm, nơi có ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa rồi nói buồn buồn: “Đi mất ba ngày ba đêm là đến được Trường Sa, Hoàng Sa nơi có cá mập”.

Anh Đỗ Hữu Lực, đội trưởng Đội dân quân biển mênh mang trong ký ức về những chuyến biển.

Rồi anh Lực dẫn chúng tôi đến nhà của anh Trương Văn Bảo, cũng là một trong những thành viên của đội tàu trung đội dân quân biển. Vừa trở về từ một chuyến đi biển dài hơn một tháng, anh Bảo ở nhà tranh thủ ăn với vợ con một vài bữa cơm. Ít bữa nữa anh lại giong tàu ra khơi.

Theo cha đi đánh bắt cá từ năm 12 tuổi, anh Bảo là người có rất nhiều kinh nghiệm nghề biển. Trước đây tàu nhỏ, cha con anh Bảo chỉ dám đánh bắt cá ở ngoài lộng, cách nhà vài giờ đi thuyền gỗ. Khoảng chục năm gần đây, được Nhà nước cho ưu tiên vay vốn, dám nghĩ lớn, đóng tàu lớn, anh Bảo và khoảng gần 16 chủ tàu nữa ở Thủy Đầm bắt đầu vươn khơi, tới các ngư trường xa xôi. Hiện nay, anh Bảo đang là chủ của hai con tàu với mã lực trên 500CV.

Trước khi câu cá, các thuyền viên đeo bình khí, lặn xuống đáy biển ở các khu vực san hô để bắt cá mồi. Đó cũng là nơi kiếm ăn với các loài cá khoái khẩu của cá mập. Đủ mồi thì giăng câu. Giàn câu của tàu lớn có đến ngàn lưỡi câu, thả xuống biển dài khoảng 20 hải lý. Lưỡi câu bằng sắt to, chắc chắn.

“Người ta gọi câu cá mập là săn cọp biển, quê tôi gọi đơn giản là câu to. Tức là câu bằng tàu to, lưỡi và cước to, lá gan người đi biển lớn, con cá mang về rất bự”, anh Bảo nói. Thả xong giàn câu như vậy thường mất bốn tiếng. Thả từ chiều rồi để mồi câu qua một đêm, khi trời còn tối đen thì thu câu cho tới khi mặt trời lên cao chói chang thì mới xong. Cá mập cắn câu nhiều vào đầu đêm nên phần lớn đã chết. Lúc này ngư dân mới dùng tời máy để kéo cá vào.

Anh Bảo khoe chiếc lưỡi câu bắt cá mập.

Con nào còn sống thì kéo lên trên mặt nước, rồi dùng cây sắt dài đầu nhọn đâm vào lưng cho chết hẳn mới kéo lên tàu. Con nhỏ thì 1 tạ, con nào to nhất cũng khoảng 3,5 đến 4 tạ. Cá được kéo lên boong, cắt ngay các vây (vi) cá để bảo quản riêng, còn thân cá thì cho xuống hầm tàu muối đá.

Mỗi một lần thả câu, kéo câu, vật lộn với những con cá mập, tất cả ngư dân đều rã rời. Người không quen giật mình ồ à bảo có khi là cả một cuộc chiến, mà những ngư dân phải thật can trường và dũng mãnh mới có thể sống sót. Nhưng những ngư dân Thủy Đầm thì lại dửng dưng cho đó cũng bình thường, bởi họ đã quá quen với những con cá mập trắng ởn, miệng rộng ngoác, hàm răng sắc lạnh.

Ngư dân kéo cá mập khỏi khoang bằng tời.

Đi săn cá mập khổ nhất là gặp những ngày gió bão. Ngặt một nỗi, biển càng động thì cá mập lại hay ăn mồi hơn. Dù vậy, giông bão mạnh quá thì đành phải đứng yên một chỗ chịu trận, căng sức mà chiến đấu. Gió cả, sóng to như muốn hất ngược những con tàu. Trên tàu, người ghì chặt tay lái, người thì thả dù nước, người vận hành máy bơm để giữ cho tàu không bị chìm. Đi biển ở những ngư trường xa xôi thì mới có cá để đánh bắt, mới hy vọng kiếm được chút tiền, nhưng để đánh đổi thì không dễ dàng gì. Biển khơi mênh mông, không biết điều gì có thể xảy ra.

Năm 2014, lần đầu tiên chúng tôi đến thăm làng Thủy Đầm cũng là lúc ngôi làng phủ kín khăn tang. Bức ảnh chàng trai Nguyễn Văn Tài, khi đó mới 21 tuổi, đặt trên bàn thờ nghi ngút khói hương cứ ám ảnh tâm trí chúng tôi. Nghe dân trong làng kể lại, sau một đêm mưa gió bão bùng, sáng ra anh em thấy giường ngủ của Tài trống trơn, chiếc điện thoại của Tài vẫn còn đó. Chắc Tài bị rớt xuống biển, có thể em đã kêu cứu nhưng tiếng máy tàu chạy rầm rĩ nên không ai hay biết. Biển đen hun hút, vĩnh viễn không trả Tài trở lại.

Đám tang có lễ, có thầy chùa đến cúng, nhưng không có quan tài. Người vợ trẻ măng ôm đứa con vừa mới sinh trên tay ánh mắt đờ đẫn. Cả gia đình trông cậy vào Tài. Sau Tài còn có năm đứa em nữa, đứa út mới học hết lớp sáu. Hôm bữa trước khi ra biển, Tài còn qua nhà mẹ xin 50 nghìn đồng để cho vợ ở nhà có cái ăn, bao giờ đi câu cá mập về có tiền sẽ trả mẹ. Cậu em trai Tài cũng đi chuyến tàu ấy, một sớm mai tỉnh giấc đã không còn thấy anh, chỉ thấy biển mênh mông vô vọng, đau đớn tột cùng. Giờ quay trở lại, cậu em vẫn biền biệt những chuyến đi ra khơi xa đánh bắt cá mập, không biết có còn ám ảnh chuyện năm nào? Còn vợ con Tài cũng đã về nhà ngoại ở chứ cũng không còn ở đây nữa.

Không chỉ bỏ mạng ngoài biển khơi mênh mông, không ít lần tàu của anh em trong làng khi đi đánh bắt ở những ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa đều gặp nguy hiểm, bị “tàu lạ” tấn công, rượt đuổi, càn quấy. Con tàu gần 400 mã lực của ngư dân Trần Văn Quang cũng từng bị tàu lạ cướp, phá tan hoang, thiệt hại đến 200 triệu đồng. Rất may có nhiều nhà hảo tâm đến giúp đỡ, chế độ chính sách của Nhà nước động viên ngư dân bám biển, anh Quang đã đệ đơn lên thị xã Ninh Hòa, xin vay tiền đóng tàu mới để quay lại bám biển. Anh Lực dẫn chúng tôi ra cảng cá Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa) – nơi tàu câu cá mập cập bờ. Một chiếc tàu gần 400 mã lực mới từ Trường Sa về được một tuần bị đâm tơi tả, đang chờ sửa chữa. Những năm gần đây, biển Trường Sa và Hoàng Sa cũng không còn yên bình.

“Trông theo cột buồm”

Đình làng Thủy Đầm

Có lẽ bởi vậy mà trước mỗi chuyến đi biển xa, những ngư dân làng Thủy Đầm lại đến thắp hương cầu bình an ở Đình Thủy Đầm. Đình làng cũng là nơi gửi gắm nguyện cầu của những người vợ, người mẹ ở nhà “hồn treo cột buồm”. Đình làng Thủy Đầm còn lưu giữ được nhiều sắc phong của nhà Nguyễn. Hàng năm, đình làng là nơi tổ chức lễ hội cầu ngư. Mỗi năm cứ đến tháng 2 âm lịch, tàu bè dù đang ở Trường Sa hay Hoàng Sa, đều giong buồm trở về nhà. Một năm vì vậy có đôi ba ngày để nghỉ ngơi, để cầu bình an, và hy vọng thắng lợi, bội thu cho một năm sắp tới.

Đưa chúng tôi thăm đình Thủy Đầm, lão ngư Lê Văn Trí năm nay đã ngoài 70 tuổi kể rằng, làng câu được hình thành từ khi nào cũng chẳng mấy ai nhớ, chỉ biết rằng từ đời ông, đời cha, rồi đến đời con, đời cháu đều làm nghề đánh bắt cá mập. Mấy chục năm trước, người làng câu Thủy Đầm ra khơi trên con tàu nhỏ. Trong ký ức của ông, chỉ cần đi vài hải lý là đã câu được cá nhám, mỗi lần câu được một vài con là phải dong tàu vào bờ rồi mới đi tiếp. Nhưng rồi cá ngày càng ít dần, ngư dân Thủy Đầm phải sắm thuyền lớn để ra tận ngư trường Hoàng Sa săn cá nhám. Giờ thì cả làng Thủy Đầm có khoảng 16 tàu cá cỡ lớn, có thể vươn khơi xa, nhờ chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Chính nhờ đánh bắt cá mập mà cuộc sống của ngư dân ở đây đổi đời. Mỗi chuyến đi chi phí xăng dầu, lương thực, thực phẩm… cũng tốn kém hàng trăm triệu đồng, nhưng đổi lại giá trị do khai thác cá mập lại giúp nhiều ngư dân đổi đời. Vì vậy, khi đến Thủy Đầm, không lấy gì làm ngạc nhiên khi bắt gặp những ngôi nhà cao tầng san sát. Nhưng không phải ngư dân nào cũng có tiền đầu tư tàu lớn. Thế nên, đi sâu vào trong làng, nơi dốc ra phía biển, sẽ thấy dấu tích của một làng chài nghèo nơi những ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ, nhỏ hẹp.

Vi cá mập, phần bán được giá nhất trong loài cá hung thần.

Anh Lực cho biết, những năm gần đây, cá dường như ít hơn, ngư dân phải vươn khơi xa hơn mà ngư trường thì không còn yên ả. Cá mập cũng không còn được giá như trước, nhất là sau khi biển miền trung bị ô nhiễm, ngay cả loài cá mập vốn chẳng liên quan gì đến vùng biển đó cũng bị ảnh hưởng. Thịt cá xẻ về cứ giảm dần nay chỉ còn 23 nghìn đồng/kg. Trước vi cá mập mang lại lợi nhuận cao, có giá hơn 2 triệu một kg, thì nay chỉ còn hơn 1 triệu đồng.

Biển lớn với bao vất vả, hiểm nguy, nhưng ở Thủy Đầm, từ đời ông, đời cha, rồi đời con, những thanh niên vừa tuổi trưởng thành cũng đã lại theo ông cha ra Trường Sa, Hoàng Sa săn cá mập. Những đứa trẻ con ở làng Thủy Đầm cổ và tay đeo đầy vòng làm từ xương và răng cá mập. Chúng chắc cũng không còn mấy ai như anh Trương Văn Bảo, một chữ bẻ đôi không biết, phải lấy tay điểm chỉ để ký vào hợp đồng mua bán nữa. Nhưng cuộc đời chúng, cũng sẽ nhuốm mùi vị mặn mòi của biển, nhờ biển mà lớn lên, mà no hay đói.

Theo tục lệ ở Thủy Đầm, trẻ con đeo dây chuyền có răng cá mập sẽ luôn mạnh khỏe.

Chỉ có điều, làm sao để mỗi chuyến đi biển trở về đều bình an và ăm ắp cá thì với người Thủy Đầm vẫn là câu hỏi lớn. Lòng yêu nước giúp họ bám biển, sự can trường giúp họ vượt bão dông, sự dũng mãnh, mưu trí giúp họ chinh phục loài cọp biển… Nhưng tất cả những phẩm chất ấy không thể giúp những “kỳ nhân của biển” biến không thành có, một khi biển đang mất dần cá tôm…

Báo Nhân Dân, 27/12/2016
Đăng ngày 31/12/2016
MINH NHẬT - THẢO LÊ - AN NGUYÊN
Đánh bắt

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 05:27 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 05:27 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 05:27 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 05:27 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 05:27 09/01/2025
Some text some message..