Niềm vui chuyến biển đầu năm

Những ngày qua, cảng cá Hòn Rớ nhộn nhịp hơn khi các tàu khai thác xa bờ lần lượt cập cảng. Chuyến biển đầu năm 2019 cũng là chuyến biển giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đầy ắp niềm vui khi các tàu đều khai thác được sản lượng cao.

Niềm vui chuyến biển đầu năm
Ngư dân đưa cá ngừ đại dương lên cảng Hòn Rớ.

Được mùa, được giá

Ngư dân Nguyễn Văn Thanh (Hòn Rớ, TP. Nha Trang) chia sẻ: “Thời điểm này tuy thời tiết vẫn còn sóng gió, nhưng là vụ chính của nghề khai thác cá ngừ đại dương và cá ngừ sọc dưa nên nhiều tàu vươn khơi bám biển trên các ngư trường: Trường Sa, Hoàng Sa, DK1. Các tàu cập cảng chuyến này đều đạt sản lượng cao và lãi khá”. Theo ngư dân này, đối với nghề khai thác cá ngừ đại dương, trung bình mỗi tàu đánh bắt được từ 30 đến 40 con, tương đương từ 1,2 đến 1,5 tấn, có những tàu đánh bắt được hơn 2 tấn như tàu KH 94356 TS, chuyến này trúng đậm với 60 con, hơn 2 tấn. Đối với tàu hoạt động nghề lưới cản đường dài, trung bình mỗi tàu đánh bắt được từ 15 đến 20 tấn, cá biệt có tàu đạt hơn 30 tấn.

Niềm vui của ngư dân trong chuyến biển đầu năm như được nhân đôi khi giá các loại thủy sản được thương lái thu mua tại cảng Hòn Rớ cao hơn các chuyến biển trước. Ngư dân Trần Văn Tính ở phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang cho biết, hiện nay, cá ngừ đại dương được bán với giá 125.000 - 130.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tàu lãi 150 triệu đồng, chia ra mỗi thuyền viên kiếm được trên dưới 10 triệu đồng, chủ tàu cũng thu được lợi nhuận gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, giá cá ngừ sọc dưa đang dao động quanh mốc 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ngư dân thu lãi ròng hàng trăm triệu đồng. Nhờ sản lượng đạt cao, giá bán khá nên ngư dân rất phấn khởi, có thêm tiền để mua sắm Tết.

Ông Nguyễn Trung Hiếu - Trưởng Ban quản lý cảng Hòn Rớ cho biết, chuyến biển đầu năm tuy sóng gió, số lượng tàu thuyền vươn khơi không nhiều nhưng sản lượng thủy sản qua cảng đạt khá cao, lên đến gần 300 tấn, trong đó chủ yếu là cá ngừ đại dương và cá ngừ sọc dưa. Với sản lượng cao, giá bán tăng, chủ tàu và ngư dân đều có thu nhập cao hơn so với các chuyến biển trước.

Chuẩn bị chuyến biển xuyên Tết

Một số chủ tàu khai thác xa bờ cho hay, sau chuyến biển này họ sẽ nghỉ ngơi vài ngày, chuẩn bị nhu yếu phẩm để vươn khơi đánh bắt xuyên Tết Nguyên đán. Ngư dân Nguyễn Văn Thương (Hòn Rớ, Phước Đồng) chia sẻ: “Dự kiến từ ngày 19 tháng Chạp, tàu chúng tôi cùng với các tàu bạn sẽ đồng loạt vươn khơi bám biển. Để chuẩn bị cho chuyến biển xuyên Tết, chúng tôi đã tiếp xong mấy nghìn lít dầu. Ngoài đá lạnh, các nhu yếu phẩm phục vụ chuyến biển, chúng tôi còn mang theo cả mứt Tết, hạt dưa, củ kiệu, bánh chưng… để đón Tết trên biển”.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, thời điểm này đã có hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương và tàu lưới cản đường dài của ngư dân Khánh Hòa, ngư dân các tỉnh bạn vào cảng tiếp nhiên liệu, chuẩn bị nhu yếu phẩm, lấy đá để ra khơi. Các tàu cá này sẽ trở về vào khoảng mùng 4, mùng 5 Tết Kỷ Hợi. Để tạo điều kiện cho ngư dân sử dụng các dịch vụ hậu cần nghề cá như: bốc dỡ cá, lấy đá, bơm xăng, dầu… thuận lợi, cảng đã cắt cử các ca trực ở cầu cảng 24/24 giờ để phục vụ ngư dân vào ra cảng một cách thuận lợi nhất.

Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho hay: “Sáng 22-1, tại cảng Hòn Rớ, Chi cục Thủy sản tổ chức lễ ra quân khai thác hải sản năm 2019 cho ngư dân trên địa bàn tỉnh. Tham gia lễ có gần 100 tàu cá khai thác xa bờ của tỉnh. Cũng tại buổi lễ, Chi cục Thủy sản và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản sẽ tặng quà Tết, động viên các ngư dân vươn khơi, bám biển khai thác xuyên Tết Kỷ Hợi”.

Năm 2018, nhờ thời tiết khá thuận lợi, các chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản được cơ quan chức năng triển khai kịp thời nên đã động viên ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển. Nhờ đó, sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh đạt 97.880 tấn, tăng 2,83% so với năm 2017.

Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.300 tàu cá khai thác xa bờ, trong đó có hơn 550 tàu cá thường xuyên khai thác ở vùng biển xa, tập trung ở các ngư trường: Trường Sa, DK1 và một số ít tàu hoạt động ở vùng biển Hoàng Sa; có 315 tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương, 215 tàu hoạt động nghề lưới cản, khai thác quanh năm, số còn lại hoạt động nghề lưới vây, chụp mực.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 23/01/2019
Hải Lăng
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:18 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 17:18 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 17:18 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 17:18 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 17:18 18/04/2024