Ninh Bình: Tôm chết chưa rõ nguyên nhân trên diện tích gần 600ha

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình), từ ngày 10/5 đến nay, đã có gần 600ha nuôi tôm của 1.053 hộ dân tại 3 xã Kim Hải, Kim Đông, Kim Trung thuộc huyện Kim Sơn có tôm bị chết rải rác chưa rõ nguyên nhân. Xã Kim Đông có diện tích tôm thiệt hại nhiều nhất là trên 330ha.

ao tôm
Do nắng nóng và dịch bệnh nên tôm chết, nhiều hộ nông dân ở Kim Sơn phải phơi đầm. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Trước hiện tượng tôm nuôi chết rải rác tại một số ao nuôi, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn đã phối hợp với các cơ quan chức năng lấy mẫu nước và tôm để tìm ra nguyên nhân tôm chết.

Kỹ sư Đặng Thanh Tân, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn cho biết trong thời gian đợi kết luận của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân tôm chết, Phòng đã cử cán bộ xuống các xã Kim Hải, Kim Đông, Kim Trung khuyến cáo người dân thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong quản lý, chăm sóc ao nuôi tôm nhằm hạn chế tối đa thiệt hại.

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ và các yếu tố môi trường diễn biến thất thường, nắng nóng, người nuôi tôm cần hết sức lưu ý. Đối với những ao có tỷ lệ tôm chết cao trên 70%, người nuôi tôm cần kịp thời báo với cơ quan chức năng; chủ động thu gom xác tôm chết đem chôn tại các hố cách xa ao nuôi và sử dụng Chlorrin, thuốc tím hoặc thuốc sát trùng để xử lý toàn bộ ao nuôi và khu vực xung quanh ít nhất là 7 ngày mới tháo nước ra ngoài vùng nuôi; khẩn trương tận thu tôm đã đạt kích thước thương phẩm.

Sau khi tháo cạn ao, người nuôi tôm phải cải tạo ao kỹ trước khi lấy nước vào nuôi tiếp, không nên tiếp tục thả nuôi tôm súc vì thời vụ không đảm bảo.

Đối với các ao nuôi có hiện tượng tôm chết rải rác, người dân sử dụng viên sủi Vicato hoặc chất xử lý môi trường khác để xử lý giảm các độc tố môi trường.

Người dân cần bổ sung nước cho ao, đảm bảo độ sâu từ 1,2m trở lên; tăng cường các biện pháp gia tăng ôxy hòa tan cho ao nuôi; sử dụng thức ăn đảm bảo đủ chất lượng, số lượng và phù hợp, bổ sung thêm chất khoáng và vitamin vào khẩu phần.

Các hộ có điều kiện có thể sử dụng lưới chống nắng che trên mặt ao để giảm cường độ nắng xuống ao, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên bờ gần khu nuôi hoặc xả chất thải chăn nuôi xuống ao./.

CafeF/Vietnnam+, 10/06/2017
Đăng ngày 12/06/2017
Hải Yến
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 19:28 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 19:28 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 19:28 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 19:28 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 19:28 18/01/2025
Some text some message..