Ninh Thuận: Nuôi trồng thủy sản khả quan sau dịch bệnh

So với 6 tháng đầu năm, hiện nay tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Ninh Thuận đã ổn định dần. Dù bệnh vẫn xuất hiện trên một số đối tượng nuôi như tôm thương phẩm, ốc hương nhưng không xảy ra trên diện rộng và chưa gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất.

Ninh Thuận: Nuôi trồng thủy sản khả quan sau dịch bệnh
Mô hình nuôi cá bớp trong ao tại xã An Hải (Ninh Phước).

Tính đến đầu tháng 8, các vùng nuôi tôm thương phẩm tỉnh ta đã vào vụ chính, với diện tích thả nuôi gần 610 ha, bao gồm 542,5 ha tôm thẻ chân trắng và 67,5 ha tôm sú; đạt 64,2% kế hoạch năm. Giá bán tôm thương phẩm ổn định nên diện tích thả nuôi tăng cao. Đáng chú ý là vùng nuôi này đang có sự chuyển đổi dần đối tượng cũng như hình thức nuôi, cụ thể là từ nuôi tôm thẻ chân trắng sang nuôi tôm sú, từ nuôi thâm canh, bán thâm canh sang nuôi quảng canh cải tiến nhằm vừa hạn chế đầu tư, vừa giảm thiểu rủi ro.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong hơn 7 tháng qua, toàn tỉnh tuy có 40,3 ha diện tích tôm bệnh, song nếu so với tổng diện tích thả nuôi, thì ao đìa có tôm bệnh chỉ chiếm tỷ lệ thấp và được coi là biểu hiện ổn định, không đáng lo. Theo cán bộ chuyên môn ngành Thủy sản, chuyện tôm bệnh là bình thường, nhất là tại các vùng nuôi lâu năm.

Tuy nhiên, trong khi ở khu vực đầm Nại tôm đang nuôi sinh trưởng và phát triển bình thường, thì tại khu vực nuôi trên cát An Hải (Ninh Phước), Phước Dinh (Thuận Nam) tình trạng tôm nuôi chậm lớn vẫn diễn ra khá phổ biến. Anh Dư Ngọc Tuân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Các vi bào tử trùng bệnh không làm tôm chết nhưng làm chậm lớn, tăng chi phí và để khắc phục, người nuôi chỉ còn cách chờ thu hoạch xong xả bỏ, cải tạo lại đìa.

Về sản xuất giống thủy sản, cho đến hết tháng 7, toàn tỉnh ta đã sản xuất được 14 tỷ con tôm giống (2,96 tỷ tôm sú giống và 9,22 tỷ tôm thẻ giống) và 100 triệu con ốc hương giống. So với các tháng đầu năm, hoạt động sản xuất giống có thuận lợi hơn. Đối với ốc hương, đối tượng nuôi quan trọng chỉ sau tôm, tính trong hơn 7 tháng qua có 105,6 ha diện tích thả nuôi trên địa bàn tỉnh, bao gồm 97,5 ha ở Thuận Nam và 8,1 ha tại Ninh Hải.

Ốc hương thương phẩm được nuôi theo 2 hình thức, cụ thể các xã Tri Hải, Vĩnh Hải, Tân Hải, Hộ Hải, Phương Hải (Ninh Hải) nuôi ốc trong ao đất và tại khu vực Từ Thiện (xã Phước Dinh, Thuận Nam) nuôi ốc trên ao trải bạt. Tính đến cuối tháng 7, sản lượng ốc hương thu hoạch đạt khoảng 950 tấn. Giá bán ốc thương phẩm dao động ở mức cao, từ 220.000 - 250.000 đồng/kg (loại 140 con/kg), hầu hết các hộ đều có lãi. Sau khi thu hoạch bớt, trên địa bàn tỉnh hiện còn khoảng 38 ha ốc hương đang nuôi sinh trưởng và phát triển bình thường.

Bên cạnh ốc hương, một số đối tượng nuôi mới cũng đạt được kết quả khả quan. Trước hết là cá bớp nuôi lồng bè tại vùng Mỹ Tân (xã Thanh Hải), vịnh Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, Ninh Hải), Đông Hải (Tp.Phan Rang-Tháp Chàm), Cà Ná (Thuận Nam) cũng có tốc độ phát triển nhanh, sản lượng thu hoạch khoảng 36 tấn, có giá bán ổn định và hiệu quả kinh tế cao.

Hàu, cua, ghẹ được nuôi với diện tích khoảng 40 ha tập trung tại vùng đầm Nại (Ninh Hải) với hình thức nuôi quảng canh cải tiến, đánh tỉa thả bù; qua thu hoạch cho sản lượng 22 tấn hàu và 6 tấn cua, ghẹ, cũng là đối tượng nuôi được quan tâm. Tại các xã Tân Hải, Phương Hải, Tri Hải và Hộ Hải (Ninh Hải), nhiều nông hộ tận dụng ao đìa không thích hợp nuôi tôm để thả nuôi cá mú với diện tích 4 ha, thu hoạch 7 tấn, với giá bán dao động từ 210.000 - 250.000 đồng/kg, hầu hết người nuôi đều có lãi. Ngoài ra còn có tôm hùm nuôi lồng bè tại các vùng Mỹ Tân, Mỹ Đông, Vĩnh Hy cho sản lượng thu hoạch khoảng 9,5 tấn...

Báo Ninh Thuận
Đăng ngày 10/08/2017
Bạch Thương
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Kinh nghiệm chọn mua cá cảnh và phụ kiện cho người mới bắt đầu

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã, mang lại không gian sống động và thư giãn cho gia đình. Tuy nhiên, để bắt đầu hành trình này, việc lựa chọn cá cảnh và phụ kiện phù hợp là vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn có một khởi đầu thuận lợi.

Cá cảnh
• 01:04 17/01/2025

So sánh giá tôm thẻ tại các thị trường hiện nay

Thị trường tôm thẻ chân trắng quốc tế thường biến động mạnh mẽ, đặc biệt vào dịp cuối năm và đầu năm mới khi nhu cầu tăng cao tại các thị trường lớn. Bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ so sánh chi tiết giá tôm thẻ tại các khu vực chính như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Thái Lan.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:04 17/01/2025

Hạn chế thiệt hại do sự chênh lệch nhiệt độ ở ao nuôi

Nhiệt độ nước trong ao nuôi thủy sản có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sinh sản của các loài tôm cá. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn, đặc biệt là những biến đổi đột ngột, có thể gây stress, làm suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi.

Tôm thẻ
• 01:04 17/01/2025

Độ mặn phù hợp trong nuôi vuông quảng canh

Nuôi trồng thủy sản quảng canh, đặc biệt là nuôi tôm trong vuông, phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trường, trong đó độ mặn đóng vai trò quan trọng. Độ mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm mà còn tác động đến hệ sinh thái trong vuông nuôi. Hiểu và quản lý tốt độ mặn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình này.

Nuôi quảng canh
• 01:04 17/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 01:04 17/01/2025
Some text some message..