Nơi bảo tồn an toàn các loài thủy sản nước ngọt quí hiếm

Là tỉnh đầu nguồn, An Giang là điểm tiếp nhận, lưu chuyển nước ngọt từ sông Mêkông đổ sâu vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên hệ thống sông ngòi chằng chịt dồi dào phù sa và nguồn lợi thủy sản do thiên nhiên ưu đãi, trong đó có khu vực Búng (hồ) Bình Thiên, tại huyện An Phú, tỉnh An Giang là nơi tiếp giáp với sông Hậu (thuộc hệ thống sông Mêkông) và sông Bình Di (thuộc sông Tonglesap - Campuchia)

Búng Bình Thiên - An Giang

Búng Bình Thiên - An Giang

Ngoài cung cấp nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nơi đây còn là vùng đất ngập nước tự nhiên thu hút nhiều loài thủy sản qúy hiếm, có giá trị kinh tế cao và là địa chỉ phục hồi, tái tạo, lưu tồn an toàn cho thủy sản nước ngọt của tỉnh An Giang và cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Búng Bình Thiên là thủy vực hồ lớn có diện tích 300ha vào mùa khô, đến mùa lũ nước ngập tràn búng mở rộng diện tích lên 800ha, có tổng chiều dài 4 km, qua địa bàn 3 xã biên giới (giáp Vương Quốc Campuchia) là Khánh Bình, Nhơn Hội và Quốc Thái, nơi rộng nhất là 2km và độ sâu lớn nhất lên đến 10m. Đây là vùng đất ngập nước được thiên nhiên ưu đãi cho sinh sản và phát triển thủy sản, tạo nên hệ sinh thái thủy sinh phong phú. Theo Viện sinh học Nhiệt đới xác định trong búng có 47 loài vật nổi; 48 loài động vật đáy; 66 loài tảo; phong phú nhất là 107 loài cá thuộc 26 họ của 10 bộ cá khác nhau, đa dạng nhất là cá chép (Cyprinifrormes) chiếm 40,19%; cá nheo (Siluriformes) chiếm 24,3%, cá vược (Perciformes) chiếm 17,16%; bộ mang liền (Synbranchiformes) chiếm 6,54% trong tổng số loài... Trong đó có 33 loài có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng qúy cho nhân dân và giải quyết việc làm, thu nhập cho cộng đồng tại chỗ, ngoài ra còn có nhiều loài cá tiêu biểu cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt trong Búng Bình Thiên còn có 6 loài cá được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) ghi nhận vào sách đỏ Việt Nam.

Với ưu điểm được thiên nhiên ưu đãi ban tặng, nhất là vào mùa nước nổi thu hút phong phú giống loài thủy sản từ Biển Hồ (Campuchia) di trú, nên Búng Bình Thiên còn được ghi nhận là nơi sinh sản, tái tạo và lưu tồn thủy sản an toàn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Năm 2009, các ngư dân tại đây đã chủ động thành lập Chi Hội nghề cá Búng Bình Thiên với mục đích quản lý để khai thác hợp lý, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trong búng. Bên cạnh đó, tỉnh An Giang cũng xây dựng dự án “Bảo tồn các loài thủy sản khu vực Búng Bình Thiên” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 131/204/QĐ-TTg ngày 16/7/2004, triển khai thực hiện từ năm 2010 - 2015 trên diện tích bảo tồn 143ha và vùng đệm 100ha, từ nguồn kinh phí Trung ương và địa phương trên 41 tỷ đồng. Đây là dự án ưu tiên thuộc Chương trình bảo vệ và phát triển thủy sản của Việt Nam, góp phần tái tạo, phục hồi, bảo vệ an toàn cho đa dạng thủy sinh vật, đặc biệt trong đó là loài thủy sản qúy hiếm, có giá trị khoa học, giá trị kinh tế cao, bảo vệ nguồn gen thiên nhiên của sông Tiền, sông Hậu và sông Mêkông đang bị đe dọa, có nguy cơ bị tiệt chủng. Hiện nay, tỉnh An Giang đang khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị công bố “Khu bảo tồn Búng Bình Thiên” vào mùa nước nổi - tháng 9/2012 tới, kết hợp với đợt thả cá qui mô lớn ra búng.

Với địa hình mang đậm nét thiên nhiên thô sơ, Búng Bình Thiên mang lại nguồn lợi lớn về khai thác thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho người dân địa phương cũng như khu vực ĐBSCL. Trong thời gian tới, tại khu vực này, tỉnh An Giang mở rộng khai thác mô hình du lịch sinh thái mùa nước nổi gắn với Lễ hội của đồng bào Chăm An Giang được tổ chức vào tháng 9 hàng năm.

Đăng ngày 09/07/2012
Theo TTXVN
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:21 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:21 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:21 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:21 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:21 25/04/2024