Nỗi lòng của người nuôi tôm khi mùa mưa bão kéo tới

Trong căn chòi nuôi tôm “lụm xụp”, tiếng quạt nước quay, tiếng Radio phát “Tin bão gần bờ, cơn bão số …”. Nỗi lo âu, trăn trở lại hiện lên khuôn mặt người nông dân khắc khổ. Mỗi năm, lại có thêm một mùa bão lũ đi qua, bà con cùng nhau “đón bão”.

Ao tôm
Khó khăn của nghề nuôi tôm mỗi khi mùa mưa bão về. Ảnh: Tép Bạc

Cả nông dân và tôm vất vả khi bão về

Năm nào cũng vậy, độ tháng 8, tháng 9 bão lũ bắt đầu về. "Nếu như trước đây, ba đi làm biển, lênh đênh ngoài sông nước, hễ tới giai đoạn này, nhà tôi ai cũng lo cho ba. Sau đó, mẹ khuyên ba bỏ nghề biển, lên bờ nuôi tôm cho an toàn. Thế nhưng, nghề thì bỏ những bão lũ thì vẫn về. Ba chuyển sang nuôi tôm, chuyển sang một nỗi lo lắng khác khi đến mùa bão lũ.

Trong ký ức của tôi, vẫn còn nhớ năm đó, bão lớn lắm, tôm nhà nuôi đã gần đến lúc xuất. Ngày đó, loa đài chưa phát triển nhiều như bây giờ, ba tôi chỉ biết được thông tin qua chiếc đài radio cũ kỹ".

Bão lũThiệt hại sau mữa lũ. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Nghe tin bão gần bờ, ba mẹ cùng các chú các bác hàng xóm tất bật chằng chống nhà cửa. Tài sản quan trọng nhất lúc bấy giờ chính là những ao nuôi tôm trong xóm đang chờ tới ngày thu hoạch. Bão về đột ngột thế này, bây giờ có gọi thương lái đến mua thì cũng bị ép giá, đường nào cũng lỗ. Thôi thì cứ tập trung sức người, sử dụng lưới bao quanh ao, đề phòng nước lên tôm khỏi tràn bờ.

Trại nuôi tôm, ba thêm vài bao cát lên mái, bão thế này chắc chắn sẽ cúp điện nên tranh thủ đi mua thêm dầu dề phát máy nổ.  Mẹ thì chuẩn bị mì tôm, gạo, mắm,... cả nhà chuẩn bị tinh thành đón bão. Chỉ trong 1 ngày, ba mẹ chuẩn bị mọi việc hết sức có thể để bảo vệ tài sản của gia đình. Rồi đêm đó bão về, rất mạnh, tiếng gió rít trên mái tôn, tiếng cây ngã đổ, đêm đó gia đình tôi không một ai có thể chợp mắt được.

Cũng mùa bão năm ấy, không chỉ riêng nhà tôi mà tất cả hộ nuôi tôm trong xóm đều mất trắng. Mực nước lên rất cao, một số hộ thì nước tràn bờ, một số hộ thì bị bể ao, trong đó có của nhà tôi. Ánh mắt đượm buồn của ba và mẹ, tài sản duy nhất trong nhà cũng cứ thế mà ra đi. Mẹ vớt vát số tôm còn lại đi bán, cũng không được bao nhiêu. Xóm tôm quê tôi, không ai là không bị thiệt hại nặng nề.

Đến mùa "chạy bão" cùng bà con

Bản đồ nước ta hình chữ S, kéo dài 1.650km từ Bắc xuống Nam. Theo thống kê, mỗi năm chúng ta đón từ 6 - 7 cơn bão và 2 - 3 ATNĐ. Mùa bão thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Tập trung nhiều nhất ở các tháng 8, 9, 10.

Ngày bé, chưa hiểu chuyện, mỗi lần nghe ba báo tin bão về, anh em tụi tui vui lắm. Chúng tôi vui vì có “bão” tức là sẽ được nghỉ học. Về sau, khi đã dần lớn lên, ý thức được thiệt hại của thiên tai, mỗi khi có bão, lòng tôi lại thấp thỏm lo sợ.

Cải tạo ao tômVào mùa mưa, người nuôi tôm cần chú ý vệ sinh khu nuôi để tránh mầm bệnh. Ảnh: Tép Bạc

Có trực tiếp sống trong vùng bão lũ mới thấy được hết nỗi đau hằn lên đôi vai của người nông dân nuôi tôm quanh năm cực khổ. Chỉ một cơn bão, tất cả những gì mà bà con bao năm dãi dầu nắng mưa tích góp được, tài sản bỗng chốc bị cuốn… sạch sành sanh.

Như thế, hằng năm cứ đến giai đoạn này, bà con nuôi tôm lại tất bật chuẩn bị mọi thứ ứng phó với bão. Họ tính toán vụ nuôi, làm sao để tầm vào tháng 8 là đã thu hoạch hết tôm. Sau đó, treo ao, chờ đợi mùa bão lũ đi qua để tập trung nguồn lực nuôi tôm, phục vụ tết. Nếu như ngày trước, khi phương tiện truyền thông chưa phát triển, người nuôi tôm thường bị động trong việc cập nhật tin tức. 

Khắc phục hậu quả sau bão lũ

Năm nay xác định là năm gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng thủy sản. Trong mưa bão vừa qua, đã phần nhiều ảnh hưởng khá lớn đến nuôi tôm trên cát, đầm phá và nhiều lồng bè nuôi cá trên sông. Mỗi cơn bão đi qua, bà con lại có thêm nhiều kinh nghiệm hơn, họ lại bắt đầu khôi phục kinh tế, thả nuôi tôm giống. Kết hợp nắm vững kỹ thuật nuôi một cách khoa học, chỉ cần giữ cho tôm không ảnh hưởng thiên tai, bão lũ thì vụ nuôi đều có lãi. 

Khi bão đến, bà con không kịp thu hoạch tôm, nhưng họ đã biết cách tăng cường gia cố, tu sửa bờ ao, cống lấy nước để hạn chế hư hỏng, sạt lở mưa lũ làm thất thoát thủy sản,  nhất là khu vực nuôi tôm trên cát. Cùng với đó, người nuôi tôm cũng thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp thu hoạch trước khi lũ lụt xảy ra. Chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng khi điện lưới bị mất.

Mỗi khi có bão đến, bà con nông dân luôn ở thế chủ động, cập nhật thông tin, ứng phó với bão và nhằm hạn chế, khắc phục hậu quả thấp nhất sau mưa bão.

Đăng ngày 16/08/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Nông thôn

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 13:44 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 13:44 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 13:44 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 13:44 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 13:44 18/10/2024
Some text some message..