Nông dân bỏ mía nuôi tôm cho hiệu quả gấp đôi

Mô hình làm 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm đã cho người dân lợi nhuận trung bình từ 50 – 60 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 1,5 – 2 lần so với trồng mía.

Nông dân bỏ mía nuôi tôm cho hiệu quả gấp đôi
Do giá mía bấp bênh, người dân từng phải đốt mía do nhà máy ngừng thu mua.Hình minh họa

Vài năm trở lại đây, giá mía bấp bênh khiến người dân vùng quy hoạch trồng mía tỉnh Cà Mau lao đao. Một bộ phận bà con đánh liều bỏ mía, xé rào chuyển đổi qua thực hiện mô hình tôm - lúa (làm 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm).

Qua thời gian, mô hình đã dần chứng minh được hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, chính quyền địa phương cũng đã quy hoạch lại vùng “rốn mía” để người dân phát triển sản xuất theo hướng bền vững, nâng cao giá trị.

Thời thịnh của cây mía tại Cà Mau vào khoảng trước những năm 2000 khi diện tích trồng lên đến 7.000 ha, nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu cho Công ty CP Mía đường Tây Nam. Nhiều vùng đất của các xã Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch, Biển Bạch Đông (huyện Thới Bình) cây mía vươn cao tươi tốt.

Sau đó, có chủ trương thực hiện chuyển đổi, nước mặn về đồng ngọt, những vuông tôm lấn dần đất mía. Đến khoảng năm 2010, diện tích mía của tỉnh còn khoảng 2.900 ha. Đến năm 2014, giá mía nguyên liệu xuống tới đáy, thậm chí nhiều nơi thương lái chẳng buồn ngó. Nông dân tức tưởi đốt mía chuyển qua nuôi tôm mặc chính quyền địa phương vào cuộc “khuyên răn”.

Gia đình bà Nguyễn Thị Ơn (ấp 11, xã Biển Bạch) là một trong nhiều hộ dân bỏ mía nuôi tôm thời điểm đó cho biết, giá mía quá thấp, chỉ 500 đồng/kg khiến việc trồng mía thua lỗ nặng, gia đình bà đã phải chuyển qua nuôi tôm từ cách đây 3 năm.

“Gia đình mướn phương tiện đào ao nuôi tôm trên diện tích 8 ha mía. Sau 3 năm chuyển đổi sang canh tác lúa - tôm gia đình, vụ thu hoạch mới đây, sau khi cho con trai 2 ha đất vẫn có nguồn thu khoảng 100 triệu đồng, trong khi không phải bón phân, tước lá, làm cỏ, vun gốc như trồng mía”, bà Bảy Ơn trải lòng.

Ở cách đó không xa, gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm, ấp 11, xã Biển Bạch cũng vừa buông bỏ gánh nặng vườn mía chuyển qua làm tôm – lúa năm 2016. Bà Cẩm kể: Mấy năm trước thấy bà con chuyển đổi mạnh cũng ham nhưng còn chưa dám làm vì ngại chính quyền địa phương. Mấy năm nay, cây mía cứ mất dần, ruộng mía của ấp chỉ còn đếm trên đầu ngón tay nên gia đình cũng theo thời thế.

Tuy nhiên, do gắn bó với cây mía đã nhiều năm, bà Cẩm cũng không đành bỏ hết. Trên diện tích 46 công đất, bà Cẩm chỉ chuyển 30 công qua làm tôm – lúa, diện tích còn lại vẫn trồng mía.

“Vừa qua sau khi thu hoạch lúa được hơn 100 giạ, gia đình đã thả vụ tôm đầu tiên, đến nay đã thu hoạch thêm được hơn 40 triệu tiền tôm. Còn diện tích 16 công mía còn lại, do giá cả thất thường lại ít chăm bón nên có nguy cơ lỗ”, bà Cẩm nói.

Nói về thực trạng việc bỏ mía sang trồng lúa, nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Tranh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cho biết, hiện tỉnh không còn quy hoạch vùng mía nguyên liệu tại địa phương, nên diện tích mía còn lại chỉ vào khoảng 700 ha, tập trung hoàn toàn tại huyện Thới Bình. “Phần diện tích mía còn lại được định hướng chuyển đổi qua làm mô hình tôm – lúa hoạc trồng màu với hiệu quả cao hơn”, ông Tranh cho hay.

Là người ngắn bó với ngành nông nghiệp địa phương hơn 20 năm, ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình nêu thực trạng, các vườn mía còn lại trên địa bàn đều nằm đan xen với các vuông tôm nên dễ bị nhiễm mặn, giảm năng suất. Trong khi đó, thời gian vừa qua giá mía bấp bên nên đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn.

Ngược lại, với mô hình tôm - lúa đã cho lợi nhuận trung bình từ 50 – 60 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 1,5 – 2 lần trồng mía. Đặc biệt, trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, để tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, Thới Bình không thực hiện quy hoạch diện tích mía mà sẽ có chủ trương chuyển đổi.

“Trên thực tế, hiệu quả từ việc trồng lúa và nuôi tôm cao hơn trồng mía đến 2 lần. Đặc biệt với tình hình biến đổi khí hậu, hạn mặn như hiện nay, việc trồng mía gặp nhiều khó khăn và giá mía thiếu ổn định, trong chương trình phát triển của huyện sẽ không tính đến việc quy hoạch lại vùng mía”, ông Lâm chia sẻ.

hiệu quả mô hình tôm lúa Cà Mau

Mô hình tôm - lúa từ lâu đã chứng minh được hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, sau mùa hạn mặn lịch sử năm 2015 – 2016, mô hình này lại càng khẳng định được tính bền vững của mình.

Sự cởi mở trong quy hoạch của chính quyền Cà Mau đã giúp bà con vùng “rốn mía” Thời Bình tháo gỡ khó khăn để sản xuất đạt lợi nhuận cao hơn trên cùng một đơn vị diện tích. Đây chính là cú hích giúp người nông dân yên tâm canh tác, chuyển đổi qua thực hiện những mô hình bền vững, hiệu quả hơn.

VOV.VN
Đăng ngày 08/05/2017
CTV Khánh Hưng
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 09:19 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 09:19 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 09:19 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 09:19 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:19 25/04/2024