Nông dân có thêm thu nhập từ việc nuôi trứng nước

Sáng sớm, tiết trời thôn quê còn chìm đắm trong sương, chúng tôi chạy tuốt trong cánh đồng xã Hòa Lạc (Phú Tân, An Giang). Những nông dân “chân đất” vội vã thức giấc từ lúc gà gáy để cào trứng nước. Gần đây, mô hình nuôi trứng nước đã giúp bà con tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống lúc nông nhàn.

Trứng nước
Niềm vui của nông dân khi thu hoạch trúng mẻ trứng nước

Nuôi bằng kinh nghiệm

Trên tuyến đê trải dài thẳng tắp, một bên được quy hoạch vùng trồng lúa nếp, còn bên kia là vùng nuôi thủy sản, với nhiều ao hầm thủy sản của nông dân nằm san sát nhau, tạo nên bức tranh quê tuyệt đẹp.

Ngồi thư thả trên chiếc bè nhỏ, chú Út Lẫy (56 tuổi) nổ máy đuôi tôm chạy xịch khói, kéo vợt trứng nước nặng trịch. Gặp chúng tôi, chú Út Lẫy vui mừng chia sẻ, sau Tết Nguyên đán, những hộ ương nuôi cá giống khởi động vụ mới trong năm. Đây chính là thời điểm bà con tiến hành nạo vét, xử lý đáy ao, rồi bơm nước vào tạo môi trường thuận lợi để nuôi trứng nước.

Từ lâu, trứng nước được xem là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho cá giống nên được bà con thu mua mạnh. Tính đến nay, chú Út Lẫy đã có trên 10 năm kinh nghiệm với mô hình này. Nhờ vậy, chú có thu nhập khá hơn so với nghề nuôi cá tra.

“Nuôi trứng nước chỉ tốn chi phí xăng dầu bơm nước vào ao. Trong tháng, tôi thu hoạch khoảng 3 đợt, mỗi đợt kéo dài 1 tuần. Bình quân, mỗi ngày tôi thu hoạch từ 100-150kg trứng nước, bán 9.000 đồng/kg, kiếm tiền triệu sau khi trừ chi phí”- chú Út Lẫy khoe.

Ở xã Hòa Lạc, nhiều hộ tiên phong mô hình nuôi trứng nước phải kể đến những chủ ao hầm “trứ danh” như: Út Pháp, Mười Đông, Chín Chẩu… Bởi lẽ, họ có vốn lớn nên mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích ao hầm.

Theo kinh nghiệm của những “đại gia” này, muốn nuôi trứng nước đạt hiệu quả cao phải chú ý đến nguồn nước và thời tiết. Trong đó, nguồn nước là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công hay thất bại của người nuôi. Nhiều người cũng được các đại lý bán thuốc thủy sản chào hàng nhiều chế phẩm tạo trứng nước, nhưng khi bà con mua về sử dụng đều bất thành. 

Anh Cảnh (người chuyên kéo trứng nước cho các chủ hầm) chỉ “bí quyết”: “Nuôi trứng nước theo cách truyền thống là ăn chắc mặc bền. Muốn tạo môi trường thuận lợi cho trứng nước sinh sản mạnh, bà con bơm nước từ nguồn nước ao hầm nuôi cá tra thương phẩm. Mỗi tuần một lần, người nuôi chịu khó thay nước thì thu hoạch trứng nước được nhiều”.

Cơ duyên đến với nông dân

Bồi hồi nhớ lại hơn 10 năm trước, những nông dân cố cựu nuôi thủy sản ở xã Hòa Lạc nói rằng, trước đây nhắc đến nghề nuôi cá da trơn ở xã này ai cũng biết tiếng tăm. Nhiều người phất lên, trở thành “đại gia” cá tra. Nhưng cũng lắm người lâm vào cảnh nợ nần chồng chất từ loài thủy sản một thời này.

Thời gian sau, nhiều hộ quay lưng với nghề nuôi cá tra do thị trường bấp bênh. Họ mạnh dạn chuyển sang ương cá giống và nuôi các loại thủy sản thương phẩm để tiêu thụ tại chợ như: cá lóc, cá thác lác cườm, cá chạch lấu…

Tuy nuôi nhỏ lẻ, vậy mà bà con “được thời”. Xuất phát từ nghề ương nuôi cá giống, nhu cầu cần nguồn thức ăn từ trứng nước sống rất lớn. Thế là, mô hình nuôi trứng nước đã bén duyên với nông dân ở xứ sở của con cá tra này.

Sự độc đáo giữa bà con ương nuôi cá giống và nuôi trứng nước luôn gắn bó với nhau như mắc xích để tạo sự bền vững trong cơ chế thị trường vốn dĩ khó khăn.

Nguồn trứng nước dồi dào, nhưng họ chẳng để tâm đến chuyện xuất khẩu do nhu cầu các hộ ương nuôi cá giống trong tỉnh quá lớn. Trứng nước thu hoạch được bao nhiêu, nông dân bán hết bấy nhiêu.

Hàng ngày, thương lái muốn thu mua đủ số lượng trứng nước phải đến tận các ao hầm dặn nguồn trứng nước của bà con. Hôm có mặt tại ao của chú Út Lẫy, chúng tôi gặp anh Hồ, đang đứng chờ sẵn từ lúc mặt trời chưa ló dạng để cân mua trứng nước.

“Thời điểm này, trứng nước không đủ nguồn cung. Trứng nước vừa đem từ dưới hầm lên hơi ráo nước, tôi mua tất cả để cung cấp cho các chủ hầm tại các huyện: Châu Phú, An Phú... Ngư dân các tỉnh lân cận như: Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ điện thoại năn nỉ chúng tôi chở trứng nước xuống cung cấp cho họ mà tui không dám nhận. Năm ngoái, vào lúc cao điểm, trứng nước 18.000 đồng/kg, nhiều hộ thu nhập từ 4-5 triệu đồng là chuyện bình thường” - anh Hồ trần tình.

Nắng lên. Từng chiếc can nhựa đầy ắp trứng nước được trai tráng trong xóm gồng hết sức rinh lên xe bán cho mối lái. Xa xa, ngư dân xách lỉnh kỉnh thùng trứng nước trên chiếc cầu ván lắc lư để vỗ béo đàn cá...

Báo An Giang
Đăng ngày 24/03/2020
Lưu Mỹ
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 22:17 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 22:17 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 22:17 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:17 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 22:17 16/11/2024
Some text some message..