Nông dân làm giàu: Đổi đời nhờ nuôi cá nước ngọt

Nhờ nuôi cá nước ngọt mà ông Nguyễn Liễu (56 tuổi), ở xã Hòa Khương, Hòa Vang, TP. Đà Nẵng đã 'nhẹ nhàng đút túi' mỗi năm 200 triệu đồng.

Nông dân làm giàu: Đổi đời nhờ nuôi cá nước ngọt
Mô hình nuôi cá nước ngọt của ông Nguyễn Liễu cho thu nhập 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Trần Hậu

Dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc

Ông Nguyễn Liễu cho hay, mình lớn lên trong gia đình thuần nông, kinh tế chủ yếu trông chờ vào mấy sào ruộng. Vợ chồng ông làm mướn, ai kêu gì làm đó, cuộc sống gia đình khá bấp bênh.

Với bản tính chịu khó học hỏi, ông Liễu nhận thấy mô hình nuôi cá nước ngọt thích hợp với điều kiện gia đình như diện tích nuôi nhỏ, ít vốn, dễ chăm sóc,...

“Năm 2005, tôi tận dụng đất xung quanh vườn để làm ao nuôi cá. Lứa đầu tiền, tôi thả nuôi 1.000 con cá mè, diêu hồng, trắm cỏ,… Sau 5 tháng nuôi, dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng đã có lãi gần 20 triệu đồng. Thấy nuôi cá nước ngọt hiệu quả cao nên vợ chồng tiếp tục đầu tư mở rộng” - ông Liễu nói.


Thức ăn chủ yếu của cá nước ngọt là cỏ, cám, các loại bột...chi phí khá thấp. Ảnh: Trần Hậu

Đến nay, mô hình chăn nuôi cá của ông Liễu đã tăng diện tích lên hơn 2.000m2, với 4 ao nuôi hơn 10.000 con cá/năm…

…nhưng thu nhập khá cao

Theo ông Liễu, mỗi năm mô hình nuôi cá nước ngọt của gia đình ông xuất bán gần 6 tấn cá các loại. Trung bình mỗi tấn có giá từ 50 - 55 triệu đồng. “Cũng nhờ nuôi cá nước ngọt mà gia đình tôi khá giả hẳn lên, có tiền xây nhà mới, sắm sửa vật dụng gia đình và nuôi 3 đứa con ăn học đến nơi đến chốn…” - ông Liễu bộc bạch.

Ông cho hay, nuôi cá nước ngọt khá đơn giản, không phải bỏ ra quá nhiều công để chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao. Nguồn thức ăn cho cá rất dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, cám, bột các loại nên chi phí đầu tư thấp; ngày cho ăn 1-2 lần nên không mất nhiều thời gian. “Đối với nuôi cá nước ngọt thì công đoạn xử lý, cải tạo ao nuôi rất quan trọng, giúp loại bỏ khí độc, thức ăn thừa, mầm bệnh tồn tại trong nước ao, đáy ao. Đồng thời, đây cũng là cách tạo ra môi trường sinh trưởng, phát triển tốt nhất cho cá trong vụ nuôi mới...” - ông Liễu chia sẻ.


Ông Nguyễn Liễu bên ao nuôi cá nước ngọt của gia đình. Ảnh: Trần Hậu

Theo ông Liễu, để nuôi cá đạt hiệu quả thì cần phải làm tốt khâu chọn giống; chú ý chọn con giống khỏe, cá đồng cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, không bị dị hình, trầy da, lở mình,... Để nuôi cá đạt năng suất, cần chú ý mật độ nuôi thoáng, khẩu phần ăn thích hợp cho từng giai đoạn. Mùa vụ thả giống thường tập trung vào đầu mùa mưa, vì lúc này trùng với mùa sinh sản của cá ngoài tự nhiên nên chất lượng cá giống sẽ tốt hơn. Trong quá trình nuôi, phải chú ý phân loại cỡ cá, hạn chế sự cạnh tranh thức ăn và hao hụt, không để thức ăn dư thừa, gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, quá trình nuôi phải đảm bảo được nguồn nước đạt chất lượng, xử lý ao đúng kỹ thuật…


Ông Nguyễn Liễu dự kiến tăng diện tích ao lên 3.000m2 để nuôi từ 15.000 - 20.000 con cá các loại. Ảnh: Trần Hậu

“Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng ao nuôi, tăng diện tích lên khoảng 3.000m2 với công suất nuôi từ 15.000 - 20.000 con. Tôi đang hợp tác với các đơn vị cung cấp trực tiếp nguồn cá sạch vào các nhà hàng trên địa bàn Đà Nẵng và các vùng lân cận...” - ông Liễu cho biết thêm.

Ông Nguyễn Kế Hiệp- Phó chủ tịch UBND xã Hòa Khương nhận xét: “Mô hình nuôi cá nước ngọt của gia đình ông Nguyễn Liễu là điển hình của phong trào nông dân tự vươn lên thoát nghèo. Địa phương đang khuyến khích bà con nhân rộng mô hình này để nâng cao thu nhập…”.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 08/04/2018
Trần Hậu - Đoàn Hồng
Kinh tế

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Cơ hội mới cho tôm Việt Nam vượt lên đối thủ Ấn Độ, Ecuador

Ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng, đang đứng trước cơ hội lớn để cũng cố vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ, một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới.

Thu hoạch tôm
• 09:52 30/10/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:16 05/11/2024

Căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:16 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:16 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:16 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:16 05/11/2024
Some text some message..