Nông dân Nghệ An dùng thảo dược phòng bệnh cho tôm

Để chủ động phòng bệnh cho tôm vào những ngày mưa nắng thất thường, nông dân Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đang tích cực thăm ao, xử lý môi trường và đặc biệt phòng bệnh cho tôm bằng các loại thảo dược.

Nông dân Nghệ An dùng thảo dược phòng bệnh cho tôm
Kiểm tra nhiệt độ môi trường nước để tránh hiện tượng tôm ngạt khi thời tiết nắng mưa thất thường. Ảnh V.H

Mưa do hoàn lưu của bão số 3 ở Nghệ An giúp nhiều địa phương “giải nhiệt” được cơn hạn hán trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên đối với các hộ nuôi tôm thì vô cùng lo lắng bởi nhiệt độ, độ mặn, oxy hòa tan trong ao giảm đột ngột và có thể gây bệnh cho tôm.

Ông Nguyễn Văn Hưng ở phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai) cho biết, mặc dù thời tiết đang mưa nhưng người nuôi tôm không được để mực nước trong ao quá sâu hoặc quá cạn. Khi mực nước ao tôm cao do nước mưa cần xả bớt lượng nước tầng mặt để duy trì mực nước trong ao, đồng thời tránh làm giảm độ mặn đột ngột, tràn bờ, vỡ cống bọng. 

Còn với anh Hồ Xuân Minh ở xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), sau khi nghe dự báo thời tiết, gia đình ông chuẩn bị kỹ lưỡng các khâu phòng bệnh cho tôm.

Anh Minh cho biết: “Tôm vụ 2 thường khó nuôi bởi thời tiết mưa, nắng thất thường nên tôm thẻ chân trắng hay mắc các bệnh do virus, vi khuẩn như: cụt râu, mòn chân, lở loét... Để phòng bệnh, chúng tôi phải tăng cường bơm nước, vệ sinh ao nuôi thường xuyên, tăng cường sức đề kháng cho tôm để tôm phát triển tốt”. Ngoài ra khi thời tiết thay đổi anh Minh còn tăng cường vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho tôm. 

Nuôi tôm, nuôi tôm Nghệ An, thảo dược cho tôm, thảo dược nuôi tôm, phòng bệnh tôm

Nông dân ứng dụng công nghệ ương gièo tôm giống nhằm hạn chế rủi ro trước khi thả nuôi ngoài ao lớn. Ảnh VH

Trong thời tiết mưa to kéo dài, ngoài chủ động chăm sóc và phòng bệnh cho tôm theo kinh nghiệm tập huấn, các hộ nuôi tôm còn sử dụng các bài thuốc dân gian như đưa cây thuốc nam, cây dược liệu vào phòng bệnh.

Nuôi tôm, nuôi tôm Nghệ An, thảo dược cho tôm, thảo dược nuôi tôm, phòng bệnh tôm

Cà gai leo là cây dược liệu phòng bệnh gan tụy tốt cho tôm được người dân áp dụng. Sau khi thu mua về sẽ được xay thành bột, lọc lấy nước rồi trộn với thức ăn của tôm. Ảnh VH

Cùng với tuân thủ quy trình chăm sóc theo sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp, nhiều năm nay, gia đình tôi còn thu mua một số loại cây dược liệu như: cà gai leo, nhân trần, điền điển, củ tỏi về sắc cô đặc rồi hòa trộn vào thức ăn nuôi tôm; với cách này có thể phòng trị được bệnh đi ngoài, gan tụy rất tốt và hiệu quả.

Anh Lê Văn Nam ở xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu)

Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai có diện tích nuôi tôm lớn trên toàn tỉnh; mỗi năm sản lượng tôm đạt xấp xỉ hơn 5.000 tấn. Tính đến thời điểm này, các hộ đã thả nuôi khoảng hơn 700/900 ha tôm vụ 2; tôm hiện đang trong độ tuổi từ 30 – 50 ngày. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 tháng sẽ cho thu hoạch.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 07/08/2019
Việt Hùng
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:40 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:40 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 11:40 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:40 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 11:40 05/11/2024
Some text some message..