Nông dân trắng tay chỉ sau một cơn mưa lớn

Chỉ sau một trận mưa lớn, nhiều diện tích ao nuôi cá bị cuốn trôi theo dòng nước lũ khiến không ít nông hộ ở Thanh Hóa lâm cảnh trắng tay.

mưa lũ
Mưa lớn khiến hơn 40 ao hồ nuôi cá của người dân xã Minh Tâm bị ngập trắng băng. Ảnh: Thanh Tùng

Những ngày qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra mưa lớn. Địa bàn xã Minh Tâm, huyện Thiệu Hóa bị ngập úng cục bộ, gây thiệt hại nặng nề cho người dân địa phương, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản.

Đến ngày 25/5, mặc dù trời không còn mưa nhưng cả khu vực vẫn chưa thoát khỏi cảnh ngập lụt, nhiều gia đình đang gồng mình khắc phục những thiệt hại mà trận lũ để lại.

Là một trong những hộ dân bị thiệt hại nặng nề, anh Trần Văn Tuân (49 tuổi, ở thôn Đồng Tiến, xã Minh Tâm) cho biết, đêm 23/4, trên địa bàn xảy ra một trận mưa lớn gây ngập cấp tập nhiều khu vực. Nước lũ dâng cao bất ngờ khiến hơn 1ha ao nuôi cá giống sắp thu hoạch của gia đình anh bị cuốn băng. Nhìn dòng nước lụt trắng xóa, anh Tuân nghẹn ngào: "Mọi thứ diễn ra quá nhanh, vợ chồng tôi không kịp trở tay. Đã lâu lắm rồi ở địa phương mới chứng kiến trận mưa lịch sử như vậy".

thiệt hại sau lũ
Nhìn ao cá bị ngập băng, nước lũ cuốn sạch tài sản, anh Trần Văn Tuân thở dài ngao ngán. Ảnh: Thanh Tùng

Theo anh Tuân, trước đó ít hôm, gia đình anh đã tính toán để sáng 24/5 đưa số cá giống đi Sơn La bán. Nhưng ngay trong đêm 23/4, mưa lớn đã khiến cá giống trong ao của gia đình anh Tuân bị mất trắng, ước tính thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

"Trận mưa bắt đầu từ 20h đêm 23/4, đến 1h sáng. Khi phát hiện nước dâng cao, tôi cùng vợ chạy ra dùng lưới giăng để cứu cá, nhưng không kịp. Nước dâng quá nhanh, khi chưa kịp căng lưới thì toàn bộ số cá trong 4 ao đã trôi theo dòng nước. Tôi trắng tay thật rồi. Bà con ở đây cũng như tôi, thiệt hại quá lớn", anh Tuân buồn rầu nói.

Cách nhà anh Tuân không xa, anh Nguyễn Đình Minh (46 tuổi) cũng trong tình trạng tương tự. Trận mưa lớn lịch sử đã khiến một tấn cá giống của gia đình anh bị cuốn trôi.

"Lần này chắc gia đình tôi mất khoảng 40 triệu đồng. Chỉ mấy tiếng đồng hồ nước tràn bờ đã cuốn trôi hết. Nước dâng nhanh quá, còn hơn cả nước lũ trên thượng nguồn đổ xuống", anh Minh than thở.

thiệt hại sau lũ
Anh Nguyễn Đình Minh đang gồng mình khắc phục hậu quả mưa lũ để lại. Ảnh: Thanh Tùng

Không chỉ ao nuôi cá của người dân bị ảnh hưởng, trận mưa lớn vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân xã Minh Tâm sắp đến vụ thu hoạch cũng bị ngập úng.

Theo ông Lê Xuân Lượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Minh Tâm, sau khi trận mưa lớn xảy ra, địa phương đã có báo cáo tổng hợp thiệt hại.

lúa ngập nước
Nhiều ha lúa sắp đến vụ thu hoạch bị ngập úng. Ảnh: Thanh Tùng

Theo báo cáo, toàn xã có hơn 186ha lúa, 9ha rau màu, hơn 41ha ao hồ nuôi cá; 375,5kg gia súc, gia cầm bị thiệt hại, ngập úng. Ngoài ra, 120 tiểu thương chợ Hậu Hiền bị thiệt hại hàng hóa tổng cộng khoảng 800 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thế Anh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hóa cho biết, huyện đã giao cho các xã bị ảnh hưởng bởi đợt ngập lụt vừa qua thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ cho người dân.

cá giống chết
Cá giống chết nổi trên ao sau mưa lũ. Ảnh: Thanh Tùng

"Hôm 24/5, huyện đã có văn bản giao cho các xã đánh giá thiệt hại, sau đó chúng tôi sẽ thống kê rồi báo cáo tỉnh, cụ thể là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để xem xét có cơ chế hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại trong thời gian tới", ông Nguyễn Thế Anh cho biết thêm.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 26/05/2022
Thanh Tùng
Nông thôn

Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
• 14:07 27/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 10:41 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 10:14 25/09/2023

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 19:34 29/09/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 19:34 29/09/2023

Sự hình thành khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Khí độc NH3, NO2 hình thành từ các nguồn khác nhau có trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng như chất lơ lửng, phù sa lắng tụ, xác tảo chết, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột, xác tôm chết, bùn đáy ao tồn lưu do sên vét vụ nuôi trước không triệt để.

Nưới ao tôm
• 19:34 29/09/2023

Hiệu quả của chế phẩm tự nhiên trong việc chống vi khuẩn gây bệnh cho tôm

Thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi để chống lại mầm bệnh vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Vibrio ở tôm. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh có những nhược điểm lớn đó là lượng kháng sinh tồn dư trong thủy sản thành phẩm, tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn và mầm bệnh.

Tôm bệnh
• 19:34 29/09/2023

Cá lớn ngày càng nhỏ đi và cá nhỏ ngày càng lớn hơn

Nghiên cứu mới chỉ ra cá lớn đang ngày càng nhỏ hơn và cá bé đang ngày càng lớn hơn. Điều gì sẽ xảy ra?

Cá biển
• 19:34 29/09/2023