Nông nghiệp sạch: Bí quyết thu tiền tỷ từ nuôi tôm sú

Với 1.000 m2, ông Ngoãn nuôi thả mật độ thưa, đảm bảo ao nuôi và xử lý nước sạch, mỗi năm cất được 20 tấn tôm sú tươi.

Bí quyết nuôi tôm sú, thu tiền tỷ của lão nông Đồng Tháp
1.000 m2 nuôi tôm sú của ông Ngoãn tại TP Bạc Liêu. Ảnh: NVCC

Mô hình nuôi tôm sú được triển khai rộng rãi tại tỉnh Bạc Liêu nhiều năm trở lại đây, nhờ sở hữu hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi dẫn nước mặn về ao để nuôi tôm.

Là một trong những hộ đầu tiên hưởng ứng, gia đình ông Võ Hồng Ngoãn bắt đầu nuôi tôm sú từ năm 2001, đến nay đã áp dụng thành công mô hình nuôi tôm sú sạch thâm canh. Ông còn là người đầu tiên xây dựng và phát triển được thương hiệu Tôm sú sạch Sáu Ngoãn Bạc Liêu nổi tiếng thủ phủ tôm.

Ông cho biết, thời điểm năm 2001, địa phương chỉ có vài người nuôi tôm trên đất lúa. Các hộ này trồng lúa một vụ và nuôi tôm vào vụ còn lại. Tuy nhiên, đa phần người nuôi chỉ đạt sản lượng cao trong vụ đầu, sau đó thì tôm chết do ô nhiễm môi trường, nguồn lợi kinh tế đem lại không cao.

Rút kinh nghiệm, ông Ngoãn phơi nắng ao nhiều ngày để diệt khuẩn và làm gia tăng nhiệt ở tầng đáy, nhằm phát triển thực vật thủy sinh khi lấy nước vào ao. Sau đó, ông cho nước qua ao lắng, lọc, loại bỏ tạp chất, sử dụng hệ thống Siphon đáy để loại bỏ bùn dưới đáy ao gây ô nhiễm. Tiếp đến, sử dụng tảo, phiêu sinh vật làm cho nước sạch.

Ngoài ra, ông Ngoãn cũng tiến hành thả nuôi với mật độ thưa, chỉ khoảng 7 con mỗi m2. Trong quá trình nuôi, nước trong ao thường xuyên được kiểm tra, đo nhiệt độ để tránh nhiễm độc tôm. Nếu nhiệt độ lớn hơn 32 độ C, phải giảm bớt 50% lượng thức ăn để hạn chế thức ăn thừa gây ô nhiễm nước.

Với tôm sú, ông Ngoãn sử dụng ốc bưu vàng xay nhuyễn làm thức ăn. Định kỳ, con tôm được kiểm tra dư lượng kháng sinh và các chỉ tiêu khác đảm bảo chất lượng. 5 nhân công cùng ông liên tục thăm ao, theo dõi sự phát triển của đàn tôm. 


Mỗi năm, ông Ngoãn cung ra thị trường 20 tấn tôm sú tươi. Ảnh: TCTS

Cách làm mang lại hiệu quả, khiến con tôm khỏe hơn, năng suất cải thiện qua từng vụ nuôi. Hiện, ông Ngoãn đã nâng diện tích nuôi lên khoảng 1.000 m2,  một năm thu 2 vụ tôm.

Tôm cất lên có trọng lượng khoảng 20 con một kg. Giá bán ổn định khoảng 300.000 đồng mỗi kg, giúp ông thu về cả tỷ đồng mỗi năm.

Để nuôi tôm bền vững, sau mỗi vụ, nước ao nuôi chính sẽ được tháo ra ao xử lý. Ông Ngoãn sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm từ Mỹ trước khi thải ra ngoài để không gây hại cho môi trường. Đối với ao không thể tháo kiệt nước được, sẽ xử lý bằng phương pháp phơi đáy và cải tạo ướt. Mô hình này hiện thu hút nhiều hộ nông dân tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

VnExpress
Đăng ngày 16/05/2018
Thanh Thủy
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 01:32 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 01:32 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:32 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 01:32 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:32 17/04/2024