Nữ sinh viên tạo chế phẩm vi sinh làm sạch nước ô nhiễm

Chế phẩm vi sinh của cô sinh viên đam mê khoa học giúp làm sạch nguồn nước ô nhiễm, nước thải về mức tiêu chuẩn có thể dùng nuôi trồng thuỷ hải sản.

Mỹ Hạnh
Trịnh Thị Mỹ Hạnh (người ngoài bên trái trong ảnh) cùng bạn bè

Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, việc chứng kiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại sông Phú Lộc (TP. Đà Nẵng) đã thôi thúc sinh viên Trịnh Thị Mỹ Hạnh (khoa Hoá, Đại học Bách khoa Đà Nẵng) sáng tạo nên chế phẩm vi sinh BIO-D.Oxamicus để làm sạch chất thải, mang lại hiệu quả tích cực để giảm ô nhiễm môi trường.

Trò chuyện cùng chúng tôi, Hạnh cho biết: Nhiều lần cùng bạn bè ra biển gần đường Nguyễn Tất Thành thì giật mình bởi mùi hôi thối xốc lên nồng nặc. Nước tại đây bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng xấu đến đời sống của người dân hai bên bờ sông. Nếu lúc trước vùng cửa sông có rất nhiều cá nước lợ sinh sống thì đến bây giờ hầu như không còn cá. Người dân sống tại đây lo ngại sẽ sinh bệnh nếu thường xuyên hít phải mùi khí hôi.

“Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm cho sông Phú Lộc như: Nước thải sinh hoạt từ các hệ thống kênh nhánh đổ vào B12, B18, B24, Yên Thế - Bắc Sơn, mương Khe Cạn, nước thải trong các khu dân cư, chợ hải sản và đặc biệt là nước thải sau khi xử lý từ trạm xử lý Phú Lộc được đổ thẳng ra sông. Trạm xử lý nước thải Phú Lộc hoạt động với công suất 30.000 m3/ngày nhưng do công nghệ xử lý chưa hiệu quả nên nước chưa đạt chất lượng, thải trực tiếp vào sông”, Hạnh nói.

Xuất phát từ thực tế trên cùng hoạt động nghiên cứu khoa học được phát động tại trường, Hạnh đã có ý tưởng sáng tạo chế phẩm làm sạch môi trường nước. Sau thời gian tìm hiểu, tháng 7/2014, cô chính thức bắt đầu nghiên cứu đề tài: “Xử lý sulfat hữu cơ, khử sắt trong nước thải tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc bằng chế phẩm vi sinh BIO-D.Oxamicus” và được thầy Tiến sĩ Bùi Xuân Đông ở khoa Hoá, Đại học Bách khoa hướng dẫn.

chế phẩm vi sinh
Hình ảnh bảo bì chế phẩm vi sinh BIO-D.OXAMICUS

Mong muốn đề tài thành công, Hạnh thường tranh thủ thời gian rảnh và học tập trên trường để nghiên cứu cùng sự giúp đỡ của bạn bè. Tháng 5 vừa qua, chế phẩm được hoàn thành, có hiệu quả xử lý chất thải triệt để khiến Hạnh vui mừng khôn xiết.

Hạnh chia sẻ: “Trong quá trình nghiên cứu, mình cùng bạn bè phải làm đi làm lại nhiều lần, thậm chí nhiều thí nghiệm không ra kết quả tối ưu khiến cả nhóm nản chí, nhưng rồi nhờ sự đam mê và quyết tâm cả nhóm đã tìm ra những lỗi sai, khắc phục để kết quả thí nghiệm tốt hơn”.

Chế phẩm vi sinh khi hoàn thành ở dạng bột, màu vàng đậm có tên gọi BIO-D.OXAMICUS. Hạnh giải thích: “Chế phẩm với mục đích xử lý sulfat hữu cơ, khử sắt trong nước thải bị ô nhiễm. Nó đảm bảo nguồn nước sau xử lý đạt TCVN 7222:2002 (loại 2) về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, giảm đáng kể mùi hôi thối, giảm hàm lượng BOD, COD, chất rắn hữu cơ gốc sulphate, một số kim loại nặng như  sắt, crom, uranium….Nước sau quá trình xử lý có thể dùng để nuôi trồng thủy hải sản”.

BIO-D.OXAMICUS
Chế phẩm vi sinh BIO-D.OXAMICUS dạng bột, màu đậm xử lý nước ô nhiễm

Việc chế tạo thành công chế phẩm vi sinh BIO-D.OXAMICUS đã giúp Hạnh cùng các bạn mình lọt vào vòng thi bán kết cuộc thi HOLCIM PRIZE 2015 vừa được tổ chức.

“Nguyện vọng của mình là có thể đưa sản phẩm áp dụng vào thực tế không chỉ xử lý nước thải cho trạm Phú Lộc mà còn có thể dùng cho nhiều trạm xử lý nước thải khác trong thành phố Đà Nẵng và nhân rộng ra cả nước. Nhưng muốn đạt được như vậy rất cần sự đầu tư của các nhà tài trợ về nguồn kinh phí để có thể hoàn thiện sản phẩm tốt nhất đưa ra thị trường”, Hạnh bày tỏ.

Khám Phá, 09/06/2015
Đăng ngày 09/06/2015
Tùng Lâm
Khoa học

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 03:50 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 03:50 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 03:50 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:50 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 03:50 27/12/2024
Some text some message..