Núi lửa phun trào “nghìn năm có một” ở Tonga có thể kéo theo nhiều thảm họa

Tonga có thể đối mặt với nhiều thảm họa môi trường do ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa.

núi lửa phun trào
Ngọn núi lửa phun trào hôm 15/1. Ảnh Getty

Sau khi nghiên cứu các hình ảnh vệ tinh và những vụ phun trào núi lửa trong quá khứ, các nhà khoa học cho rằng, vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai dưới đáy biển ở Tonga có thể gây thiệt hại lâu dài cho các rạn san hô, làm xói mòn bờ biển và ảnh hưởng đến sinh kế của người dân nơi đây.

Nhiều nghiên cứu gần đây về lịch sử địa chất của núi lửa ở Tonga cho thấy vụ phun trào lần này thuộc dạng khá hiếm, với tần suất nghìn năm có một. Nhiều người cho rằng thảm cảnh tồi tệ nhất đã chấm dứt, nhưng không có gì là chắc chắn. Trong tương lai, Tonga có thể đối mặt với nhiều thảm họa môi trường khác do ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa.

Mưa axit

Kể từ vụ phun trào đầu tiên, núi lửa này đã giải phóng một lượng lớn sulfur dioxide (SO2) nitrogen oxide. Hai chất khí này có thể tạo ra mưa axit khi chúng tương tác với nước và oxy trong khí quyển. Giáo sư Shane Cronin, nhà nghiên cứu về núi lửa tại Đại học Auckland, cho rằng, với điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhiều khả năng Tonga sẽ có mưa axit trong thời gian tới.

Mưa axit gây thiệt hại trên diện rộng đối với hoa màu, có thể làm hỏng các nông sản chủ lực của Tonga như khoai môn, ngô, chuối và rau. “Mức độ tổn hại đối với an ninh lương thực sẽ phụ thuộc vào thời gian phun trào của núi lửa”, chuyên gia Cronin nhấn mạnh.

núi lửa
Kể từ vụ phun trào đầu tiên, núi lửa này đã giải phóng một lượng lớn sulfur dioxide (SO2) nitrogen oxide. 

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, cột khói lớn từ vụ phun trào lan rộng về phía Tây, điều đó có nghĩa là Tonga có thể tránh được một phần ảnh hưởng của mưa axit, nhưng Fiji có thể chứng kiến hiện tượng này. Trong một thông báo đưa ra ngày 17/1, văn phòng phụ trách các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho biết, Fiji đang theo dõi chất lượng không khí, đồng thời khuyến cáo mọi người che các bể nước gia đình và ở trong nhà nếu trời mưa.

Vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Tonga có diện tích gần 700.000km2, lớn hơn 1.000 lần so với diện tích đất liền của nó. Và hầu hết người dân nước này đều sinh sống chủ yếu nhờ vào các nguồn thủy hải sản ở đại dương. Marco Brenna, nhà địa chất học tại Đại học Otago ở New Zealand cho biết, mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa khảo sát trên thực địa, song nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy dường như có một lớp tro bao phủ toàn bộ hòn đảo. 3 ngày sau thảm họa núi lửa, Tonga vẫn gần như “biệt vô âm tín”.

Trong đại dương, tro bụi của núi lửa có thể gây hại cho sinh vật biển. Vài tuần trước vụ phun trào ngày 15/1, Cơ quan Địa chất Tonga cảnh báo rằng, nước biển ở khu vực xung quanh núi lửa có thể bị ô nhiễm, vì thế, ngư dân nên phòng ngừa nguy cơ “cá ở những khu vực này sẽ bị nhiễm độc”.

Vụ phun trào đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nước ô nhiễm và tro bụi đang làm giảm nguồn thức ăn của cá, gây ảnh hưởng đến khu vực sinh sản của chúng. Các nhà khoa học cho biết, một số loài cá sẽ bị diệt vong, còn những loài sống sót sẽ buộc phải di cư. Bên cạnh đó, những thay đổi trong cấu trúc dưới đáy biển có thể tạo ra trở ngại với việc lưu thông của tàu thuyền. Hơn nữa, “để khôi phục các ngư trường cần phải mất một thời gian dài”, chuyên gia Brenna lưu ý.

Các rạn san hô bị phá hủy

Tro núi lửa có thể phá hủy các rạn san hô - vốn là một trong những trụ cột chính trong ngành du lịch của Tonga, từng mang lại cho nước này 5 triệu USD thu nhập mỗi năm trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra.

Ngay cả trước khi có vụ phun trào, các rạn san hô tại Tonga đã bị đe dọa bởi dịch bệnh và biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng tẩy trắng san hô, lốc xoáy và các loài xâm lấn. Tom Schils, một nhà sinh vật biển tại Đại học Guam cho biết, các rạn san hô ở đảo Hunga Tonga có thể đã bị chôn vùi và thiêu rụi do dung nham núi lửa.

Những vụ phun trào này cũng khiến nước biển bị nhiễm sắt, có thể dẫn tới sự sinh sôi nảy nở của các loài tảo độc và bọt biển, làm suy giảm các rạn san hô. Chuyên gia Brian Zgliczynski, thuộc Viện Hải dương học Scripps cho biết, quá trình khôi phục các rạn san hô có thể mất thời gian dài. “Những loài có khả năng chống chịu tốt hơn trong môi trường nước kém chất lượng sẽ đến trước, còn san hô và cá sẽ phải mất nhiều thời gian để quay trở lại”.

núi lửa
Núi lửa Tonga nổ mạnh gấp 500 lần quả bom nguyên tử tại Hiroshima. Ảnh Maxar

Xói mòn bờ biển

Việc suy giảm các rạn san hô sẽ ảnh hưởng tới khả năng đối phó với triều cường và nước biển dâng của các nước ven biển. Đây là một mối lo ngại lớn của Tonga - nơi đang chứng kiến mực nước biển tăng khoảng 6mm mỗi năm - gấp đôi mức trung bình toàn cầu do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Trong một báo cáo vào năm 2015, Tonga cho biết “vùng đệm chống bão tự nhiên” của nước này, trong đó có các rạn san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn ven biển đã tạo ra giá trị kinh tế khoảng 11 triệu USD mỗi năm.

Sau vụ phun trào mới nhất, máy đo mực nước biển của Tonga đã ghi nhận có một cơn sóng thần cao 1,19m. Sóng thần được cho là nguyên nhân gây xói mòn bờ biển nhanh chóng. “Các công trình phòng thủ ven biển, đất khai hoang có thể chịu tác động mạnh của sóng thần, khiến quốc đảo dễ bị tổn thương hơn”, ông Cronin cho biết.

VOV
Đăng ngày 20/01/2022
HỒNG ANH
Thế giới

Xu hướng tiêu dùng hải sản trong năm 2025

Nhu cầu tiêu dùng hải sản trên thế giới luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường, công nghệ, và nhận thức của người tiêu dùng.

Hải sản
• 09:51 12/02/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 01:02 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 01:02 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 01:02 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 01:02 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 01:02 18/02/2025
Some text some message..