Nước hồ Gươm tràn bờ: Cụ Rùa, phố cổ Hà Nội sẽ ra sao?

Tính mạng của cụ Rùa và số phận của những ngôi nhà tồi tàn, tối tăm, ẩm thấp ở khu phố cổ của Hà Nội sẽ ra sao khi nước hồ Gươm dâng cao?

PGS tien si Ha Dinh Duc
Nhà rùa học” Hà Đình Đức

Do ảnh hưởng của cơn bão số 6, mưa lớn khiến hồ Gươm (Hà Nội) ngập lụt, nước tràn lên các tuyến đường xung quanh gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Trước thực trạng này, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Hà Đình Đức.

- Mưa lớn khiến hồ Gươm ngập nước tràn ra đường, vậy cụ Rùa có bị ảnh hưởng không, thưa ông?

Nước ở hồ Gươm từng dâng cao, tràn lên các tuyến phố nhiều lần rồi, nhưng năm nay tình hình nước nôi ổn định nên cụ Rùa xuất hiện rất ít. Theo tôi, với tình hình như hiện nay, không có gì đáng lo lắng cho tính mạng, sức khỏe của cụ Rùa.

Hồ Gươm không phải là hồ chứa nước thải như nhiều hồ khác nên người dân buộc phải đi lại qua đây trong những ngày mưa gió như thế này nên cũng không đáng lo ngại lắm.

Mưa lớn cũng có phần tốt vì nó giúp pha loãng nước vốn có trong hồ với nước mưa tự nhiên, làm giảm độ ô nhiễm trong hồ.

- Liệu cụ Rùa có ngoi lên bờ không?

Cũng có thể lắm chứ. Nhưng Hà Nội đã có một đội an ninh rất đông đảo luôn túc trực quanh hồ. Họ sẽ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an ninh trật tự quanh hồ cũng như sự an toàn cho cụ Rùa.

- Trước đây, cụ Rùa đã từng lên bờ chưa?

Cá nhân tôi thì chưa từng chứng kiến cảnh đó, nhưng vào những năm 60, ông Đào Quang Thép, lúc đó là biên tập viên Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội ở 47 Hàng Dầu, có nói với tôi rằng trời mưa to, một cụ Rùa bò lên vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ).

Cụ này sau đó được đưa về 40 Hàng Bài. Lúc đó, chưa ai quan tâm tới cụ Rùa nên người ta đã mang cụ về làm thịt. Đó là cụ Rùa thứ 3 trong 4 cụ Rùa.

- Trong lần ngập lụt này, nhiều người cũng lo ngại chuyện tương tự kể trên sẽ xảy ra. Ông có cùng lo lắng trên không?

Tôi tin tưởng rằng đội an ninh túc trực quanh hồ sẽ có trách nhiệm bảo vệ cụ Rùa.

Nước hồ Gươm tràn bờ: Cụ Rùa, phố cổ Hà Nội sẽ ra sao? Nếu thấy cụ Rùa, người dân cứ để bình thường rồi cụ lại xuống hồ chứ không nên xua đuổi hay làm ầm ĩ lên. Nước hồ Gươm tràn bờ: Cụ Rùa, phố cổ Hà Nội sẽ ra sao.

- Nếu thấy cụ Rùa lên bờ, người dân nên làm gì?

Cứ để bình thường rồi cụ lại xuống hồ chứ không nên xua đuổi hay làm ầm ĩ lên. Nếu kẻ xấu có ý định bắt cụ Rùa, đội an ninh sẽ bắt giữ họ.

Trước đây, cũng có trường hợp bắt rùa ở hồ Gươm, nhưng không phải loại rùa có họ hàng với cụ Rùa. Công an đã vào cuộc truy tìm những kẻ bắt rùa ở hồ Gươm, nhưng kết quả điều tra cho thấy người ta bắt, mua bán loại rùa khác, không phải rùa quý ở hồ Gươm.

- Theo ông, số phận của những căn nhà tồi tàn ở khu phố cổ sẽ ra sao?

Mưa lũ như thế này gây ảnh hưởng rất đáng lo ngại tới những căn nhà đó. Những ngôi nhà tồn tại lâu quá rồi mà không được cải tạo khó tránh khỏi đổ, sập.

- Vì đâu mỗi lần xảy ra mưa lớn, phố Hà Nội lại thành sông?

Hà Nội đang hứng những cơn mưa cực lớn, khiến nhiều người lo ngại, trận mưa lịch sử 2008 tái hiện.
Hà Nội đang hứng những cơn mưa cực lớn, khiến nhiều người lo ngại, trận mưa lịch sử 2008 tái hiện. 

Trước năm 1954, cơ sở hạ tầng ở Hà Nội chỉ đủ dùng cho khoảng 500.000 người. Nhưng càng về sau, thành phố càng đông dân, trong khi hạ tầng không được cải tạo nhiều hoặc cải tạo theo kiểu chắp vá nên cơ sở hạ tầng nhất là phần cấp thoát nước chưa được chú ý.

Mặt khác, nền đất của Hà Nội khá thấp, chỉ cao hơn mặt biển 6 mét nên nước khó tiêu, thường phải tiêu bằng cách cưỡng bức tức là dồn nước xuống chỗ trũng rồi bơm đẩy ra sông Hồng chứ nước không thể tự tiêu được.

Nếu hệ thống máy bơm trục trặc hoặc không hoạt động thì Hà Nội sẽ ngập lụt trên diện rộng.

Nói chung, không thể lường trước được hậu quả trước những thiên tai, dịch họa, nhưng các nhà quản lý ở Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước dân vì điều đó.

Lãnh đạo Hà Nội thường không công bố rõ ràng là họ đang làm cái gì, làm từ đâu đến đâu, chương trình như thế nào để người dân còn biết. Chẳng hạn ở Lò Đúc, họ cứ thi nhau ngày đêm đào lên, lấp xuống khiến ngày mưa thì đường lầy lội, ngày nắng thì bụi bặm mà rồi dân cũng chẳng biết họ đang làm gì.

Chưa kể, mưa lớn thế này, các di tích lịch sử đã xuống cấp mà chưa được trùng tu sẽ gặp nguy, có thể bị sập đổ. 

Nếu thấy cụ Rùa, người dân cứ để bình thường rồi cụ lại xuống hồ chứ không nên xua đuổi hay làm ầm ĩ lên. Nước hồ Gươm tràn bờ: Cụ Rùa, phố cổ Hà Nội sẽ ra sao?
PGS.TS Hà Đình Đức

VTC News
Đăng ngày 09/08/2013
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 17:34 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 17:34 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 17:34 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:34 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 17:34 23/12/2024
Some text some message..