Nước mắm công nghiệp không làm từ cá lừa người dùng

Ngoài sản phẩm nước mắm truyền thống được thủy phân từ cá, thường là cá cơm, thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm nước mắm công nghiệp, chủ yếu là lên men một số loại thực vật rồi pha hương liệu, trộn dung dịch đạm thành mắm.

nước mắm công nghiệp
Sản phẩm nước mắm công nghiệp đang áp đảo nước mắm truyền thống trên thị trường.

Nước mắm mà không phải là nước mắm

Hơn 1 năm qua, gia đình chị Nguyễn Thu Vân (ngụ phường Đông Hưng Đông, quận 12, TP.HCM) sử dụng nước mắm Liên Thành nhãn hiệu Gấu Đỏ mà theo chị, nước mắm này ăn có mùi vị cá, đậm đặc, giàu chất đạm. Chị cho biết, nước mắm nào cũng làm bằng cá, chỉ có điều làm nhiều cá hay ít cá mà thôi. Nếu nước mắm làm nhiều cá thì giá bán cao hơn, còn  nước mắm làm ít cá, thì giá bán thấp hơn.

“Muốn biết nước mắm đó làm nhiều cá hay ít cá thì chỉ việc xem độ đạm ghi trong nhãn, những chai nước mắm có nhiều cá thường có độ đạm cao lên tới 70% hay 80%”, chị Vân lý giải

Tuy nhiên, khi hỏi về nước mắm truyền thống được làm từ cá, chị có bao giờ sử dụng chưa? Chị Vân liền lên tiếng: “Quê tôi xứ biển mà, tôi ở Hoài Nhơn (Bình Định), ngày trước nhà vẫn thường ủ cá cơm để làm mắm. Cứ 3 chén cá trộn với 1 chén muối, ủ vào cái lu hay chỉnh để trong nhà một thời gian cho lên men. Sau thời gian đó cá sẽ thành mắm nước. Nhưng mắm này chỉ dùng được một thời gian ngắn, chứ để lâu thì có mùi”.

"Còn nước mắm ở đây đóng chai, chắc có thêm chất bảo quản nên sử dụng lâu hơn, chứ họ cũng làm từ cá, không cá cơm thì cũng là những loại cá khác, chứ không chế biến từ cá làm sao thành mắm được”, chị Vân phân bua.

Ngay cả những người bán nước mắm cũng có không ít người còn chưa biết gì về nước  mắm công nghiệp, nước mắm nhưng không phải sản xuất bằng cá như nước mắm truyền thống.

Bà Tư, chủ một tiệm tạp hóa ở chợ Bến Thành, khi nghe tôi hỏi mua nước mắm, bà xách ra chai nước mắm nhãn hiệu Hồng Hạnh. “Đây là nước mắm nhỉ đặc biệt, chai này 200ml, giá 40.000 đồng/chai”, bà Tư nói.

Những loại nước mắm công nghiệp có độ đạm cao như nhiều nhãn nước mắm quảng cáo là do họ pha chế một lượng lớn đạm tổng hợp. Thường độ đạm ở trong cá chỉ ở mức 30%, chứ không lên đến mức 80% hay 90%.

“Nước mắm này có làm bằng cá không hả chị?”, tôi hỏi. Bà Tư trả lời với vẻ khó chịu: “Nước mắm không làm từ cá chứ làm bằng gì, chú hỏi kiểu đánh đố, làm như tôi bán nước mắm giả không bằng”.

Đạm cao là nước mắm công nghiệp

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Công nghiệp TP.HCM, nước mắm truyền thống  phải được thủy phân từ cá, phơi nắng cá để cho không khí tiếp xúc, sử dụng men tiêu hóa sẵn có trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, biển đổi đạm trong thịt thành dễ tiêu, thời gian này phải mất từ 4-6 tháng.

Trong khi đó, nước mắm công nghiệp không sản xuất theo quy trình trên mà chủ yếu là lên men đạm thực vật, thường là đậu nành, thủy phân bằng nhiều phương pháp rồi pha chế hương liệu trộn dung dịch đạm thành nước mắm.

Như vậy, sự khác nhau cơ bản là nước mắm truyền thống hoàn toàn là một sản phẩm từ cá tự nhiên, không có phụ gia bảo quản, phụ gia tạo màu, tạo hương, tạo vị.

“Những loại nước mắm công nghiệp có độ đạm cao như nhiều nhãn nước mắm quảng cáo là do họ pha chế một lượng lớn đạm tổng hợp; còn đối với đạm ở trong cá, thường độ đạm chỉ ở mức 30%, chứ không lên đến mức 80 % hay 90% đâu”,  bà Bình cho biết.

Tuy nhiên cũng theo bà Bình, do hiện nay có nhiều người tiêu dùng muốn ăn nước mắm không quá mặn, có mùi thơm, vị ngọt đậm, nhiều màu sắc nên đã thích sử dụng nước mắm công nghiệp. 

(Theo Một thế giới/Vietnamnet, 22/12/2013
Đăng ngày 23/12/2013
Chế biến

Ra chợ nên chọn “tôm thẳng” hay “tôm cong”?

Khi đi chợ mua tôm, điều đầu tiên đập vào mắt chính là hình dáng của những con tôm: tôm thẳng hay tôm cong. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng sự khác biệt giữa hai dáng tôm này không chỉ đơn thuần là hình thái, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng.

Tôm thẻ
• 09:41 07/02/2025

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 13:40 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 13:40 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 13:40 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 13:40 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 13:40 17/02/2025
Some text some message..