Nước sản xuất tôm lớn thứ 3 thế giới trong cú sốc COVID-19

Dịch covid đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Suy thoái kinh tế từ các đơn hàng nội địa đến xuất khẩu, điều này tác động mạnh đến tất cả các phân đoạn trong chuỗi giá trị nuôi trồng, nhiều nước dẫn đầu ngành công nghiệp tôm ước tính thiệt hại đến hàng tỉ đô.

Tôm SPF
Ngành tôm Ấn Độ phụ thuộc vào tôm giống bố mẹ SPF

Đối với tôm nuôi, việc phong tỏa và đóng cửa các dịch vụ ăn uống là một thảm họa, đặc biệt là Ấn Độ. Theo các nhà khoa học của Viện nuôi trồng thủy sản nước lợ trung ương (CIBA) ước tính ngành công nghiệp tôm ở Ấn Độ sẽ đối mặt với thiệt hại 1.5 tỉ đô trong năm 2020-2021.

Tại Ấn Độ, sau nhiều cuộc khảo sát và phỏng vấn với các bên liên quan chính, các nhà nghiên cứu tại CIBA đã vẽ bản đồ về các cú sốc kinh tế của đại dịch đối với ngành tôm. Nghiên cứu cho thấy rằng, sự bùng phát và hạn chế của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng. Từ trại giống, trại nuôi, chế biến đến bán lẻ và xuất khẩu ước tính đều giảm 30-40% trong thời gian phong tỏa.

Tính đến cuối tháng 9/2020, Ấn Độ đã ghi nhận 6.22 triệu ca dương tính và có 97.000 người chết. Thời gian phong tỏa bắt đầu từ 25/03/2020, bao gồm sự hạn chế di chuyển và tạm ngừng một số hoạt động lĩnh vực kinh tế. Hầu như lực lượng lao động của Ấn Độ đều ở nhà trong thời gian này. Mặc dù gần đây mọi thứ đang dần được mở cửa theo từng giai đoạn trở lại nhưng hãy còn nhiều ảnh hưởng hậu đại dịch vẫn đang tiếp diễn.

Ấn độ là nước sản xuất tôm lớn thứ 3 thế giới, ngành công nghiệp này ước tính mang lại 5 tỉ đô mỗi năm. Họ xuất khẩu đến 90% tôm sản xuất ra cho các nước Mỹ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà kinh tế ước tính ngành tôm đã giải quyết cho hơn 1.2 triệu lao động từ trại nuôi, chế biến đến xuất khẩu.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản như sau:

Sản xuất giống và cung ứng

Tác động lớn nhất đến tôm giống chính là sự thiếu hụt lao động đặc biệt là lao động có kĩ thuật. Chu kì sản xuất tôm không linh hoạt và phụ thuộc thời điểm, vụ nuôi. Như vậy khi thiếu hụt đột ngột lao động có tay nghề đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất giống phải nỗ lực rất lớn để hoàn thành hợp đồng của mình.

Tác động thứ 2 của việc phong tỏa có thể được thấy là do sự giảm nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu. Kinh tế không ổn định, không thể xác định rõ ràng nhu cầu thực tế nên để hạn chế rủi ro và sự tổn thất to lớn các nhà sản xuất phải loại bỏ nguồn ấu trùng tôm hiện có. 

Một hạn chế khác chính là sự phụ thuộc của trại giống vào tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF). Thêm vào đó, nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của người nuôi nên họ thường bù đắp sự thiếu hụt bằng nhập khẩu. Cũng giống như các mặt hàng khác, tôm bố mẹ nhập khẩu hiện đang bị tạm ngưng do dịch bệnh.

Đây là nguyên nhân ngừng trệ đầu tiên trong chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản. Sự suy yếu sao đó gây hiệu ứng gợn sống cho phần còn lại của ngành.


Ngành tôm của Ấn Độ gặp khó khăn khi đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19. Ảnh: Gurvinder Singh

Sự ảnh hưởng của phong tỏa xã hội đối với người nuôi và trại nuôi

Theo thống kê có 27% người nuôi đã chuẩn bị hoàn tất ao ương và không thể hoàn thành nuôi 3 giai đoạn. Ngoài ra người nuôi còn gặp khó khăn nguồn đầu vào cho sản xuất thức ăn và giống cũng như không thể xác định được nhu cầu sau khi tôm thành phẩm. Tình trạng trại nuôi ở Ấn Độ trong đợt dịch bùng phát: có 25% trại nuôi ở giai đoạn 1 (ương trong 30 ngày đầu), 34% ở giai đoạn 2 (giai đoạn 30-80 ngày tuổi) và giai đoạn 3 (sau 80 ngày nuôi) chiếm 14%. Những người nuôi đang trong giai đoạn 3 cho biết vụ này có thể sẽ hòa vốn, nếu may mắn sẽ có lời một ít, và rõ ràng không phải người nuôi nào cũng có thể may mắn khi đang ở giai đoạn 3. Một số trại nuôi đã phải bán tôm cỡ nhỏ và giảm giá để trách khi tôm lớn sẽ mang lại nhiều thiệt hại hơn.

Tuy nhiên, việc giảm giá thành đôi khi cũng không hiệu quả. Nhà sản xuất không thể tuyển nhân công thu hoạch cũng như thuê xe cách nhiệt trong vận chuyển tôm. Thậm chí là dù đã kí kết hợp đồng. Lệnh hạn chế di chuyển có nghĩa rằng các nhà sản xuất không thể mang tôm của họ đến tay các nhà chế biến và chợ tiêu thụ. Như vậy họ buộc phải chịu lỗ trong vụ nuôi này.

Thêm một thách thức trong quá trình nuôi của người dân chính là sự đóng cửa của các phòng thí nghiệm thường giúp họ kiểm tra chất lượng nước và tình trạng sức khỏe tôm nuôi. Không có sự hỗ trợ này họ sẽ khó quản lí chất lượng nước một cách dễ dàng và nhận biết sự bùng phát dịch bệnh.

Cũng như trong sản xuất giống, việc hạn chế di chuyển và sự không đảm bảo tiền lương, việc làm là nguyên nhân gây thiếu lao động trầm trọng dấn đến sản xuất chậm lại.


Một phần lớn lực lượng lao động của Ấn Độ phải ở nhà trong thời gian đóng cửa, dẫn đến tình trạng thiếu lao động.

Quá trình chế biến và tiếp thị

Các nhà chế biến cho hay thiếu lao động chính là khó khăn chính của họ. Phần lớn lao động có tay nghề trong các nhà máy chế biến là dân nhập cư, họ phải quay về nhà sau khi có lệnh phong tỏa. Điều này không chỉ làm chậm thời gian sản xuất mà còn làm giảm chất lượng tôm sau chế biến. Thêm vào đó một thách thức không xa họ phải đối mặt chính là giãn cách xã hội và thiết bị an toàn cá nhân cho người lao động khi làm việc.

Nhiều khó khăn khác bị ảnh hưởng từ 2 giai đoạn đầu trong chuỗi giá trị trước đó. Các đơn hàng không đủ lớn để có thể vận hành máy móc chưa kể việc thu hoạch tôm cỡ nhỏ làm cho máy móc khó xử lí hơn.

Các nhà chế biến cũng cho biết việc giảm đột ngột các đơn hàng xuất khẩu đã làm căng thẳng các cơ sở trữ lạnh của Ấn Độ. Hàng tồn kho ngày càng tích tụ nhiều hơn khi ngành dịch vụ ăn uống bị đóng cửa.

Mặc dù chính quyền bang Andhra Pradesh đã ban hành giá mua tối thiểu cho từng cỡ tôm thu hoạch nhằm ổn định thị trường nhưng những người tham gia khảo sát cho biết chính sách này không được thực thi nghiêm túc. Các nhà chế biến thường từ chối việc thanh toán theo giá điều chỉnh vì họ cho rằng tôm có chất lượng kém.

Ước tính về ảnh hưởng của covid-19

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng sự gián đoạn của đại dịch là nguyên nhân làm giảm 30-40% giá trị ở mỗi mắc xích trong chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản. Về kinh tế, có thể nói chính là sự thiệt hại 1.5 tỉ đô trong năm 2020. Sự sụt giảm chủ yếu đến từ xuất khẩu tôm, sản lượng xuất khẩu dự kiến giảm 40% so với năm 2019. Việc giảm xuất khẩu sẽ đặt gánh nặng lên giá tôm, các nhà nghiên cưu hi vọng chỉ giảm 35% trước năm 2021.

Nhóm nghiên cứu cũng kì vọng nguồn lao động sẽ chỉ giảm 30-40% do các hoạt động kìm hãm trong sản xuất và chế biến. Họ cũng cảnh báo số liệu có thể sẽ tăng lên nếu Ấn Độ có thêm một đợt Covid thứ 2 và phải phong tỏa một lần nữa.


Các phòng thí nghiệm (Lab) hỗ trợ người nuôi kiểm tra chất lượng nước và sức khỏe tôm nuôi

Xây dựng lại sau cú sốc

Các nhà nghiên cứu cho hay Chính phủ Ấn Độ đã cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng tệ nhất từ đại dịch Covid. Sau phong tỏa, họ xem nuôi trồng và chế biến thủy sản trở thành hoạt động thiết yếu, cho phép một số nhà sản xuất tiếp tục hoạt động dù đã giảm công suất. Việc xác định các điểm chính trong chuỗi giá trị là cần thiết để tránh khỏi cú sốc kinh tế bị phong tỏa. Tuy nhiên Chính phủ cũng nên có các biện pháp khác đối với nuôi tôm.

Mặc dù chính sách ổn định giá ban đầu không khả thi nhưng những nỗ lực thực thi phụ thêm có thể là chìa khóa bảo bệ người nuôi tôm và là hướng dự báo cho các nhà chế biến.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh “Đề án phát triển thủy sản” sẽ là một con đường tiềm năng làm cho ngành trở nên linh hoạt hơn. Chương trình là một phần trong sáng kiến phát triển xanh kéo dài 5 năm nhằm tăng cường đầu tư vào chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản và cung cấp động lực cho việc nuôi cá bền vững.

Nếu chính sách này tập trung vào thế hệ lao động cũng như an ninh kinh tế cho người sản xuất thì vấn đề thiếu lao động sẽ được giảm thiểu đáng kể. Tăng cường sự bảo vệ cho lao động trong ngành là một con đường dài để ngăn chăn việc thiếu hụt lao động trong đợt phong tỏa đầu. Nếu người lao động trong ương giống, nuôi và chế biến trở thành lao động chính thức và ổn định thì các doanh nghiệp có thể giữ lao động lại khi có dịch và có khả năng trụ lại nếu có cuộc khủng hoảng khác xuất hiện.

Đăng ngày 13/10/2020
Triệu
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 14:17 18/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 14:17 18/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 14:17 18/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 14:17 18/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 14:17 18/04/2025
Some text some message..